Bằng chứng cho thấy sau nhiều tháng bất động, S-300 ở Syria đã sẵn sàng kh ai hỏ a?
Sau nhiều tháng được triển khai, có 4 dấu hiệu cho thấy S-300 ở Syria dường như đã sẵn sàng để sử dụng. Đây được coi là thách thức không nhỏ đối với Israel.
Hệ thống tê n lử a phòng không không S-300PM2 của Syria đã đưa vào khả năng hoạt động ban đầu (IOC) hoặc sắp đạt được IOC vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay, các nhà phân tích trên tờ T-Intelligence nhận định.
“Khả năng hoạt động ban đầu” (IOC) đề cập đến ngưỡng hoạt động tối thiểu của một hệ thống trong quá trình triển khai sau sản xuất. Về cơ bản, IOC đề cập đến lần đầu tiên một hệ thống được triển khai để kiểm tra trước khi tiến hành đi tới “Khả năng hoạt động đầy đủ” (FOC).
Tùy thuộc vào từng sản phẩm quốc phòng, quá trình chuyển đổi từ IOC sang FOC có thể mất từ vài tháng đến một năm.
Kết luận về việc tê n lử a S-300 sắp khai hỏa ở Syria xuất phát từ 4 luận điểm chính.
Hình ảnh bệ phóng S-300 trên đồi Masyaf.
Thứ nhất: Hình ảnh vệ tinh ngày 5/2 cho thấy, ba trong số bốn bệ phóng S-300 được triển khai trên đồi Masyaf (tỉnh Hama) vào tháng 10/2018, hiện đã được dựng lên. Điều này cho thấy hệ thống phòng không của Nga dường như đã sẵn sàng chiến đấu.
Công ty ImagerySateliteIntellect (iSi) đã thực hiện phân tích hình ảnh vệ tinh và kết luận rằng các bệ phóng nói trên không phải là hình nộm.
Tuy nhiên, phân tích iSi không cho thấy bất kỳ radar nào được đặt thiết lập gần bệ phóng. Mặc dù việc thiếu radar có thể chỉ ra rằng S-300 vẫn chưa hoạt động đầy đủ, nhưng cũng có thể hệ thống này được liên kết với các radar 96L6E “Cheese Board” và 92N6E “Grave Stone” của Nga, được triển khai cách 1,3 km.
Đây có thể coi là một lời giải thích hợp lý kể từ khi Nga tuyên bố sẽ tích hợp vào mạng lưới phòng không Syria hồi cuối năm 2018.
Một giả thuyết khác là các bệ phóng trên ngọn đồi Masyaf có thể chỉ được triển khai để huấn luyện tạm thời trước khi S-300 được chuyển đến Damascus, khu vực quan trọng nhất của Syria và là mục tiêu tấ n cô ng hai tháng một lần của Israel.
Thứ hai: Các cuộc tấ n cô ng của Không quân Israel (IAF) ở Syria đã hoàn toàn dừng lại sau các đợt trấn áp phòng không đối phương (SEAD) vào ngày 20/1/2019. Điều này có thể là do các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Israel và Nga về việc sử dụng S-300 ở Syria.
Thứ ba: Các thiết bị do thám trên không của IAF và không quân Mỹ (USAF) trên bờ biển Syria đã tăng vọt vào đầu năm 2019. Máy bay tình báo Boeing RC-135V, RC-135U, P-8 Poseidon và IAF Gulfstream G550 Nachshon Aitam 676 của Mỹ xuất hiện liên tục hàng tuần.
Phi đội máy bay tình báo của IAF-USAF có khả năng xác định “trật tự chiến đấu” điện tử của kẻ thù, bao gồm tần số, radar và cảm biến tổng thể cũng như các địa điểm, đồng thời giám sát các mục tiêu khác như v ũ kh í của Iran được vận chuyển đến Syria và các hoạt động của hải quân Nga tại Tartus.
Tầm hoạt động của S-300 tính từ nơi triển khai.
Thứ tư: Thông báo cho phi công (NOTAM) do chính quyền Syria ban hành gần đây đã cảnh báo về nguy cơ pháo phòng không tiềm tàng đối với máy bay cách xa 200 hải lý (396 km) bên ngoài Damascus.
NOTAM có hiệu lực từ ngày 18/1 đến ngày 18/4/2019 và bắt buộc các nhà khai thác thương mại phải tự đá nh giá rủi ro và thực hiện thận trọng. Gần như chắc chắn rằng NOTAM là cảnh báo cho cuộc tập trận phòng không Syria liên quan đến tê n lử a S-300.
Trong khi các quân nhân của Syria có thể vận hành hệ thống, Damascus sẽ yêu cầu sự chấp thuận của Nga trước khi tiến hành khai hỏa bất kỳ mục tiêu nào với tê n lử a S-300. Điều này xuất phát từ việc Nga không muốn v ũ kh í của mình mắc sai lầm trong tay người Syria hoặc bị phá hủy trong một cuộc giao tranh giữa Israel và Iran.
Mặc dù có sự hợp tác hạn chế giữa Nga và Iran ở Syria, hai nước không có thỏa thuận bảo vệ lẫn nhau và Moscow cảm thấy không có nghĩa vụ phải bảo vệ tài sản của Tehran.
Trên thực tế, Kremlin đã làm ngơ cho các hoạt động của IAF ở Syria trong những năm qua. Lằn ranh đỏ duy nhất của Nga đối với Israel là bảo vệ tài sản quân sự của chính mình và bảo vệ các hệ thống phòng không của Syria.
Việc chuyển S-300 sang Syria được hiểu rõ nhất là một hành động răn đe hơn là hành động đáp trả đối với Israel. Nhìn chung, Nga muốn minh bạch hơn và tham vấn với Israel theo tinh thần song phương.
Ảnh minh họa
Cách tiếp cận của Nga dường như thành công. Trong một cuộc họp vào cuối tháng 2, Thủ tướng Netanyahu cho biết sẽ cung cấp cho Tổng thống Putin thông tin tình báo về các mục tiêu của Iran mà Israel có kế hoạch t ấn cô ng, trong khi ông Putin được cho là đảm bảo với đối tác của mình rằng S-300 sẽ không gây hại cho máy bay của IAF.
Với việc chưa có S-300 nào được biết đến trong khu vực Damascus, các đường bay truyền thống của IAF vẫn chưa bị đe dọa. Mặc dù tê n l ửa S-300 khai hỏa từ đồi Masyaf có thể tấ n cô ng các mục tiêu sát thành phố Damascus, nhưng xác suất tiê u di ệt ở rìa tầm b ắn sẽ rất thấp.
Bên cạnh đó, IAF sẽ gặp phải những thách thức chính trị – quân sự nghiêm trọng, nếu muốn đá nh vào các cơ sở sản xuất và lưu trữ tê n lử a của Iran ở tỉnh Hama, nơi mà nước này đã cố tình thiết lập gần với các hệ thống phòng không của Nga. Trong tình huống này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Israel và Nga.
Nếu hợp tác với Nga thất bại, IAF có một số tùy chọn (biện pháp cuối cùng) để vượt mặt hoặc triệt tiêu S-300. Israel đã được huấn luyện để đ ánh b ại hệ thống phòng không tiên tiến này kể từ khi Iran mua S-300PMU2 vào đầu những năm 2010.