Các hãng hàng không, phi trường Canada có số chuyến bay hoãn nhiều nhất thế giới trong dịp lễ cuối tuần

Các hãng hàng không và phi trường của Canada chiếm các vị trí hàng đầu về số chuyến bay bị chậm trễ trong dịp cuối tuần đầu tháng 7, nhiều hơn gần như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Air Canada xếp đầu bảng về số chuyến bay chậm trễ hôm thứ Bảy 2/7 và Chủ nhật 3/7/2022, ảnh hưởng tới tổng cộng hơn 700 chuyến, tức khoảng 2/3 số chuyến bay của hãng, theo dịch vụ theo dõi chuyến bay FlightAware. Tỷ lệ này cao hơn 14 điểm phần trăm so với ba hãng hàng không khá xếp ở vị trí thứ hai.

Jazz Aviation – hãng có trụ sở tại Halifax cung cấp các chuyến vay vùng cho Air Canada – và hãng hàng không giá rẻ Air Canada Rouge đều có 53% chuyến bay bị chậm trễ, khiến hai hãng này đồng hạng 2 cùng với hãng hàng không khu vực của Hy Lạp là Olympic Air.

Hôm thứ Bảy 2/7, WestJet và công ty con là hãng hàng không giá rẻ Swoop đứng thứ ba và thứ tư với 55%.

Về phi trường, Phi trường Pearson của Toronto chiếm vị trí số 2 hôm Chủ nhật 3/7 sau khi 53% số chuyến khởi hành bị hoãn, chỉ thua phi trường chính của Quảng Châu ở Trung Quốc. Pearson đã qua mặt Phi trường Charles de Gaulle ở Paris và Phi trường Frankfurt ở Đức.

Nhiều chuyến bay bị hoãn ở Phi trường Quốc tế Toronto Pearson hôm 2/7/2022. (Ảnh: Corey Baird/CTV News Toronto)

Phi trường của Montreal xếp thứ sáu hôm Chủ nhật 3/7 với 43% các chuyến cất cánh bị hoãn, ngang bằng với Phi trường Heathrow của London, theo số liệu của FlightAware.

Tuần trước, Air Canada cho biết hãng sẽ giảm hơn 15% lịch bay mùa hè, gần 10000 chuyến bay trong tháng 7 và tháng 8, do mạng lưới hàng không của đất nước bị suy kiệt do du lịch hồi sinh mạnh mẽ.

Với hai lễ quốc khánh của Canada (ngày 1/7) và Mỹ (ngày 4/7) trong dịp cuối tuần vừa qua, hình ảnh và video về ​​cảnh xếp hàng dài và mê cung hành lý tràn ngập trên các mạng xã hội khi các phi trường trên toàn cầu chật vật ứng phó khi bắt đầu vô mùa du lịch cao điểm sau hai năm nhu cầu bị dồn nén.

Lưu lượng hành khách tại các phi trường của Canada đã lên tới ở mức năm 2019 vào những lúc cao điểm, mặc dù bằng gần 80% mức trước đại dịch, theo giới chuyên gia.

“Điều này sẽ còn xảy ra trong suốt mùa hè,” Helane Becker, nhà phân tích hàng không của công ty đầu tư Cowen, nói.

“Gần như tất cả các hãng hàng không đều khuyến khích nhân viên nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ phép. Và những người nghỉ hưu sớm có thể không muốn quay lại làm việc,” bà nói về nhân viên ngành hàng không.

“Thật khó để tái thiết từ những mức thấp đó.”

Một số phi công vẫn chưa được gia hạn giấy phép, trong khi các công việc trong mảng phục vụ ở mặt đất và xử lý hành lý vẫn chưa được tuyển đủ người – hoặc nhanh chóng bị bỏ trống – do lương thấp và điều kiện làm việc căng thẳng, theo các nghiệp đoàn.

Các cơ quan chính phủ đang tích cực tuyển dụng nhân viên an ninh phi trường và hải quan, với hơn 900 máy soi an ninh mới được đưa vào hoạt động kể từ tháng 4 – mặc dù không phải tất cả nhân viên đều được phép sử dụng máy soi an ninh – theo Bộ Giao thông liên bang.

“Các hãng hàng không cũng đã tận dụng đại dịch để loại bỏ các loại máy bay khỏi đội bay của họ, và ngừng sử dụng các máy bay cũ nhất của họ. Thật khó để đưa những chiếc máy bay này bay trở lại một khi đã để chúng đậu trên mặt đất mà không bảo dưỡng nhiều,” nhà phân tích Becker nói thêm.

“Khi nhu cầu tiếp tục tăng, về cơ bản các hãng hàng không có khả năng dễ dàng đáp ứng nhu cầu đó. Và tôi nghĩ điều đó đúng trên toàn thế giới.”

(Canadainfo.net)