Các nước châu Âu bị chỉ trích thờ ơ trước nạn buô.n bá.n trẻ em Việt sang Anh.

Những nạn nhân bu.ôn ngư.ời là trẻ em Việt Nam không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền các nước châu Âu và bị họ xem như tộ.i phạ.m.

 

Guardian dẫn báo cáo vừa được công bố hôm qua của tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế, Quỹ Liên kết Thái Bình Dương và tổ chức Chống bu.ôn bá.n trẻ em Anh quốc (Ecpat UK) cho hay có hàng nghìn trẻ em bị những đường dây bu.ôn ngư.ời đưa từ Việt Nam sang Anh, bị lạm dụng và bó.c lộ.t xuyên châu Âu. Báo cáo được đưa ra dựa trên 18 tháng làm việc với cơ quan hành pháp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và cộng đồng người Việt khắp châu Âu.

 

 

Theo nghiên cứu, các nạn nhân nhỏ tuổi thường bị đưa qua 8 nước trước khi đến Anh và ở mỗi nơi đều đối mặt với tình trạng bị b.óc l.ột sức lao động hay lạm dụng tì.nh d.ục. Tuy nhiên, chính phủ các nước này đều cho rằng việc bảo vệ trẻ em Việt Nam khỏi những kẻ bu.ôn ngư.ời là trách nhiệm của quốc gia khác.

“Những gì chúng tôi nhận thấy từ nghiên cứu của mình đó là các chính phủ đều chứng kiến những đứa trẻ này đi qua quốc gia họ để tới tây Âu và Anh, vì thế họ xem đó không phải là vấn đề của mình và họ chỉ đùn đẩy trách nhiệm”, bà Debbie Beadle, thuộc Ecpat UK, cho hay. “Các nạn nhân bị bắt và bị xem như t.ội ph.ạm hơn là nạn nhân bu.ôn ngư.ời. Theo luật pháp quốc tế, các nước có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em trước nạn bu.ôn ngư.ời và b.óc lộ.t. Không thể chấp nhận được việc các quốc gia xem những đứa trẻ Việt Nam bị bu.ôn b.án là vấn đề của nước khác”.

Việt Nam thường xuyên bị xếp vào tốp ba quốc gia có số nạn nhân bu.ôn ngư.ời cao nhất ở Anh, trong đó phần lớn là trẻ em nam và thường bị cư.ỡng é.p lao động ở các công xưởng, trang trại cầ.n s.a hoặc tiệm làm móng.

Từ năm 2009 đến 2018, có gần 3.190 người Việt, bao gồm trẻ em, được ghi nhận là nạn nhân bu.ôn ng.ười, theo Cục T.ội phạ.m Quốc gia thuộc chính phủ Anh. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng số nạn nhân người Việt trên thực tế có thể cao hơn nhiều.

Theo báo cáo, trẻ em Việt Nam thường được đưa bằng máy bay từ Việt Nam sang Nga, sau đó vượt biên vào Belarus bằng đường bộ, qua Ukraine, Ba Lan, Czech, Đức, Hà Lan và Pháp. Có những trường hợp còn bị ép đi bộ xuyên rừng qua các nước châu Âu để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Một số nạn nhân khác được chở bằng ôtô sau đó chuyển sang phà. Theo Beadle, có khoảng 50.000 visa du lịch Nga được cấp cho người Việt mỗi năm, trong đó bà ước tính một phần lớn visa được dùng để bu.ôn ngư.ời.

Mimi Vu, thuộc Quỹ Liên kết Thái Bình Dương, cho rằng dù các nạn nhân di chuyển bằng cách nào, tất cả các chính phủ nằm trên hành trình của những kẻ bu.ôn ngư.ời đều thất bại trong việc đối phó với vấn đề này. Nguyên nhân là do họ không đầu tư vào những nguồn lực đơn giản như các nhân viên cảnh sát hay nhân viên xã hội biết nói tiếng Việt.

“Tất cả các nước này đều có cộng đồng người Việt lớn nhưng chưa có một hoạt động quy mô lớn nào nhằm tuyển dụng các nhân viên xã hội, quan chức chính quyền, các điều tra viên hay yêu cầu các nhân viên không biết tiếng Việt học ngôn ngữ này”, Vu nói. “Các băng đảng đang hoạt động ngay trước mắt mọi người và đến nay chưa có tác động nào để ngăn họ lại”.

Những trẻ em Việt Nam bị đưa sang châu Âu còn bị ràng buộc với những kẻ bu.ôn ngư.ời bằng những khoản nợ lớn, từ 10.000 đến 40.000 USD, trong khi chính đứa trẻ hoặc gia đình của các em bị chúng đ.e d.ọa bạ.o lự.c. Tuy nhiên, bà Beadle cho hay chính quyền lại thường xem các nạn nhân nhỏ tuổi này là t.ội phạ.m hoặc người nhập cư trái phép. Các em có thể bị đưa vào trại cải tạo dành cho thanh thiếu niên hay thậm chí các trại giam, nhà tù và bị trục xuất nếu bị xét xử như một người trưởng thành.

Dung, một thành viên người Việt của tổ chức Ecpat UK, kể rằng cô từng bị đưa từ Việt Nam sang Trung Quốc, sau đó đến châu Âu. Dọc tuyến đường này, giới chức các nước đều không xem cô là nạn nhân hay giúp cô đòi công lý.

“Tôi chỉ là một đứa trẻ khi bị đưa đi khắp châu Âu bởi những người khiến tôi sợ hãi”, cô nói. “Tại Pháp, cảnh sát không giúp đỡ tôi và những kẻ bu.ôn ngư.ời lại tìm ra tôi. Khi ở Anh, tôi bị đối xử như tộ.i ph.ạm. Có một điều tôi muốn nói với mọi người ở châu Âu là nếu điều đó xảy ra với những đứa trẻ của các bạn, các bạn sẽ không làm ngơ được”.