Các tệ nạn “Phải tránh” đối với lao động và du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Những năm gần đây, số lượng TTS và du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ngày một tăng nhanh, chính vì thế tệ nạn xã hội của người Việt Nam tại Nhật Bản đang ở con số báo động khiến không chỉ chính phủ Nhật Bản cần phải đưa ra những giải pháp thắt chặt và quản lí người Việt Nam mà bản thân chúng ta cần suy nghĩ xem nên cải thiện tình hình này như thế nào đã làm đẹp con người Việt Nam trong mắt bạn bè nước bạn.

Dưới đây là một số tệ nạn thường có ở TTS và du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

1. Bài bạc

Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật làm việc tuy có những công việc vất vả nhưng hầu hết đều có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, chính vì thế có rất nhiều thanh niên tập tụ chơi bài bạc ban đầu mang tính chất giải trí nhưng dần dần lại trở thành tệ nạn của rất nhiều bạn trẻ.

2. Lô đề

Tại Nhật Bản có rất nhiều băng nhóm tổ chức các dịch vụ chơi lô đề và lấy kết quả từ các trang xổ số ở Việt Nam để áp dụng. Các đối tượng tổ chức theo cách đăng các bài quảng cáo cho người chơi lên các trang mạng có nhiều cộng đồng người lao động Việt Nam tại Nhật Bản tham gia.

Người lao động ở Nhật Bản tham gia trò chơi bằng cách gửi tin nhắn qua điện thoại và chuyển tiền cho các đối tượng này.Kết quả sẽ được kiểm tra vào 9 giờ tối hàng ngày ( 7 giờ tối giờ Việt Nam).Với hình thức chơi này , người tham gia và đối tượng cầm đầu không cần gặp nhau nên các hoạt động khó bị kiểm soát.

Tờ Japan Times cho biết cảnh sát Nhật Bản rạng sáng ngày hôm qua 30/1 đã bắt giữ một nhóm người Việt Nam chuyên tổ chức các trò chơi biến tướng từ xổ số cho cộng đồng người lao động Việt Nam ở Nhật Bản.

3. Dịch vụ nhạy cảm

Không những ở Việt Nam mà ở Nhật cũng có rất nhiều phố đèn đỏ, ví dụ như phố đèn đỏ Kabukicho ở khu thương mại Shinjuku bởi nơi đây có tới hơn 3000 hộp đêm, nhà thổ và khách sạn. Nơi đây chính là nơi mua dâm cho các quý ông có nhu cầu và cũng chính là nơi làm việc của nhiều DHS Việt Nam, ngoài ra trên các diễn đàn, trạng mạng xã hội cũng có rất nhiều trang web do chính người Việt Nam lập ra để bán dâm, đối tượng tham gia làm thành viên của các trang này chính là những DHS hay TTS muốn làm thêm ngoài giờ, theo như họ đó chính là công việc nhẹ nhàng, không mất quá nhiều thời gian mà thu nhập lại cao và khá ổn định.

4. Trộm cắp – lừa đảo

Tỷ lệ TTS, du học sinh phạm tội, ăn cắp của Việt Nam cũng cao nhất so với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc.

Trộm cắp

Nhật là một đất nước an toàn và tính trung thực của người Nhật gần như tuyệt đối nên việc trộm cắp đối với Nhật được xem như một loại tội phạm rất nghiêm trọng, nếu như người nước ngoài bị bắt về tội ăn trộm có thể bị về nước ngay lập tức. Hiện nay con số người trộm cắp của Việt Nam tại Nhật bản đã vượt qua cả người Trung Quốc và đứng đầu về số lượng người nước ngoài có hành vi trộm cắp tại Nhật Bản trong đó phân nửa là DHS đang học trường tiếng Nhật, năm 2017 số DHS bị bắt do ăn trộm là 1208 người, con số này đã tăng lên 8 lần so với 5 năm về trước.

Lừa đảo

Đa phần khi sang Nhật Bản chính những người Việt Nam lại lừa đảo lẫn nhau. Đối với những bạn du học, khi mới bước chân sang Nhật, do tiếng kém chưa biết xin việc ở đâu, thì các những người đã du học được một thời gian trước rồi hay gọi là senpai sẽ giới thiệu những chỗ đang cần tìm người làm rồi thu phí từ 1 man – 2 man (2 triệu – 4 triệu), mà những chỗ như vậy hoàn toàn mình có thể tự xin việc được mà không mất bất cứ tiền phí nào.

Có nhiều trường hợp nộp tiền xong thì đợi mãi không thấy liên lạc hẹn ngày phỏng vấn hoặc hẹn hết ngày này đến ngày khác mà không thấy khả quan gì… Trong khi đó tiền lại nộp rồi.

Còn có trường hợp đưa giấy tờ của mình cho người khác đăng kí hộ điện thế là cuối tháng bạn lại ôm một đống nợ tiền điện thoại hộ người khác.

Kết quả hình ảnh cho lừa đảo

5. Bồ bịch

Cuộc sống xa nhà, xa gia đình, xa người thân, nhất là những người đã lập gia đình thì việc thiếu thốn về mặt tình cảm là điều không thể tránh khỏi, chính vì thế mà việc cặp bồ đã bù đắp tình cảm, hay cặp bồ để có tiền chi tiêu hàng tháng, để được đi chơi, mua sắm mà không mất tiền thì trở thành một vấn đề xảy ra thường xuyên.

6. Cám dỗ về vật chất

Đặc biệt đối với du học sinh, đi làm thêm kiếm tiền quá thời gian quy định…Theo quy định làm thêm giờ đối với du học sinh ở Nhật Bản thì:

Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày)

Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính: có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày)

Mặc dù các bạn du học sinh đã được nắm rõ quy định này nhưng không ít bạn do sức nặng về kinh tế, một mặt phải gửi tiền về Việt Nam phụ giúp gia đình, một mặt phải tích góp để đóng học phí, trang trải cuộc sống tại Nhật. Có những bạn vì ăn chơi quá đà, nên có những khoản nợ không đáng có, chính vì thế các bạn đã bất chấp quy định mà đi làm thêm quá giờ, ảnh hưởng đến thời gian học và hậu quả nghiêm trọng nhất là không xin được visa của năm tiếp theo để phải về nước. Tôi đã từng bắt gặp một du học sinh vì làm thêm quá nhiều mà ngày chỉ ngủ được 2h, đến lớp thì không còn sức học, chỉ ngủ gục trên lớp, ngay cả khi đi làm tinh thần cũng không thể minh mẫn mà chuyên cần làm việc được.

Ngoài ra còn một thực trạng đáng phải nói đến chính là nạn thực tập sinh (TTS) do công việc quá vất vả và đồng lương nhận được hàng tháng không như nhu cầu mong muốn từ trước nên rất nhiều người đã bỏ ra ngoài làm với hy vọng tìm được nơi làm việc lương cao hơn.

Hiện tại, tỷ lệ bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp của thực tập sinh Việt Nam cao hơn Hàn Quốc, Trung Quốc và dẫn đầu danh sách những nước phái cử người sang Nhật Bản

Theo báo Nikkei, tổng số 7.089 tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ trốn trong năm 2017, đến sang 6 tháng đầu năm 2018, 4.279 người đã tiếp tục trốn.

Bộ Tư pháp Nhật đã tiến hành khảo sát ý kiến của các tu nghiệp sinh từng bỏ trốn trước thời điểm tháng 12/2017 và sau đó bị bắt vì vi phạm luật nhập cư của Nhật. 67,2% trong số 2.870 tu nghiệp sinh đã trả lời rằng họ bỏ trốn vì lương thấp. Phần đông trong số họ không thể kiếm được nhiều hơn 100.000 yên tương đương 886USD/thùng, trong khi đó chưa đến 10% cho biết họ chỉ nhận được mỗi tháng hơn 150.000 yên. Ngoài ra, nhiều tu nghiệp sinh cũng cho biết họ bỏ trốn còn bởi họ vẫn muốn tiếp tục làm việc tại Nhật sau khi thời hạn kết thúc. 12,6% chia sẻ người quản lý của họ quá khắt khe; 7,1% cho biết giờ làm việc quá dài. 4,9% tu nghiệp sinh cho biết họ bị đánh đập tại nơi làm việc. Phần lớn các tu nghiệp sinh đến từ Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia.

Cuộc sống sau khi bỏ trốn

Trên đây là những tệ nạn mà du học sinh cũng như lao động Việt Nam khi sang Nhật có thể gặp phải, tôi mong các bạn có thể hiểu được dù ở đâu hay làm gì cũng không nên xa ngã vào các tệ nạn, vừa ảnh hưởng đến chính bản thân mình, ảnh hưởng đến người xung quanh, và nhất là khi ở Nhật sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến những người có mong muốn sang Nhật bởi cánh cửa Nhật Bản chỉ thực sự chào đón con người Việt Nam khi những người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước Nhật Bản thể hiện được tinh thần làm việc cũng như một lối sống lành mạnh, văn minh.

 

Theo laodongxuatkhaunhatban.vn