Các thực tập sinh Việt Nam sống trong khu vực nguy hiểm chỉ định có thể chịu sóng thần mà không được cảnh báo.

Một trung tâm chế biến thủy sản cùng tổ hợp kí túc xá dành cho các thực tập sinh nước ngoài, đối diện với một bến cảng ở Minami-Sanriku (Miyami). Trong thảm họa sóng thần – động đất lớn ở phía đông Nhật Bản vào năm 2011, khu vực này đã bị một trận sóng thần cao hơn mái nhà nuốt chửng.

 

Những người phụ nữ trẻ cùng ăn uống, sinh hoạt và làm việc dưới một tòa nhà đứng một mình trong khu đất, bao trùm bởi sự cô độc tại bến cảng yên tĩnh Minami-Sanriku. Khi mặt trời mọc, họ đi xuống dưới tầng để vào nhà máy chế biến thủy sản và làm việc phân loại rong biển cũng như tách vỏ sò. Khi trời tối, họ sử dụng điện thoại như đèn pin để soi sáng đường về kí túc xá.

 

 

Nó có thể là một cảnh ngày thường của một làng chài nông thôn nào, nhưng điều đặc biệt ở đây, đó chính là cuộc sống của những nữ thực tập sinh kĩ thuật người Việt Nam và Philippines, tại một vùng đất vốn đã bị nhấn chìm bởi một cơn sóng thần cao hơn mái nhà vào 8 năm trước. Hơn nữa, những hiểm họa về thiên tai và những cơn sóng thần tương tự cũng đang rình rập họ.

Sau thảm họa 8 năm trước, khu vực gần cảng này đã được chỉ định là vùng nguy hiểm và có nguy cơ thảm họa, hạn chế người dân sinh sống tại đây. Tuy nhiên, một công ty chế biến thủy sản địa phương đã tập hợp các học viên kỹ thuật lại trong tòa nhà 2 tầng chỉ được xây dựng cao hơn 1m so với mực nước biển, mà không hề thông báo cho họ về bất cứ một rủi ro nào mà bản thân có thể gặp phải.

 

 

Gloria, một thực tập sinh người Philippines sống trong khu ký túc xá cho biết rằng mình hoàn toàn không biết về những hiểm họa đang rình rập họ. Gloria đã đến Nhật Bản vào năm 2016 theo chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật của chính phủ trung ương.

“TÔI BIẾT RẰNG CÁC TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN TẠI PHÍA ĐÔNG NHẬT BẢN ĐÃ TẠO RA MỘT CƠN SÓNG THẦN VÀ ĐÃ NHẤN CHÌM NƠI ĐÂY TRƯỚC KIA. NHƯNG TÔI KHÔNG HỀ BIẾT RẰNG ĐÂY LÀ MỘT KHU VỰC NGUY HIỂM VỀ THẢM HỌA ĐÃ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH.

BAN ĐÊM TRỜI Ở ĐÂY RẤT TỐI. TÔI LÚC MỚI ĐẾN ĐÃ NGAY LẬP TỨC HỎI CÔNG TY CỦA MÌNH RẰNG LIỆU SỐNG Ở ĐÂY CÓ AN TOÀN HAY KHÔNG”.

Và cô thực sự đã trải qua một lần suýt đối mặt với tử thần, với những nguy hiểm tiềm tàng do sóng thần gây ra, vào ngày 22/11/2016, ngay vào lúc 6h sáng, khi chiếc điện thoại do công ty cô cung cấp reo lên. Cấp trên của cô thông báo về việc đã có một trận động đất tấn công tỉnh Fukushima và một cảnh báo về sóng thần sắp sửa tấn công vào tỉnh Miyagi.

“HÃY MANG THEO NHỮNG ĐỒ CÓ GIÁ TRỊ VÀ CHẠY ĐI! NGAY BÂY GIỜ!”

Gloria đã cầm theo điện thoại di động, hộ chiếu và một ít thức ăn, sau đó chạy lên một ngọn đồi dốc đến một nhà máy của công ty nằm ở vùng đất cao hơn, sau đó ở yên đó trong vài giờ.

 

 

Sau thảm họa kép động đất – sóng thần vào 11/03/2011, vào tháng 10/2012, khu vực cảng tại tỉnh Myagi đã được chỉ định là khu vực có nguy cơ xảy ra thảm họa dựa trên Luật Tiêu chuẩn Xây dựng. Sắc lệnh của thị trấn được đưa ra, cấm việc xây dựng các cơ sở nhà ở, hạn chế sự sinh sống của người dân.

Bất chấp sắc lệnh, công ty chế biến thủy sản đã xây dựng một nhà máy ngay trên bờ biển, nơi bị thiệt hại nặng nề bởi sóng thần vào năm 2013 với tầng trên của tòa nhà là ký túc xá cho các thực tập sinh nước ngoài sinh sống. Một căn phòng có diện tích 10 tấm chiếu tatami với các giường tầng sẽ dành cho 5 người ở. Họ chịu đựng công việc nhọc nhằn mỗi ngày, từ sáng sớm đến chiều tối đều kéo rong biển wakame và tách vỏ sò.

Đôi lúc công việc bắt đầu trước cả lúc trời sáng, các thực tập sinh không được phép nghỉ ngơi cho đến khi toàn tất việc tách hết tất cả các vỏ sò trong nhà máy. Đôi lúc họ phải làm việc một mạch đến 16h chiều mà không được nghỉ ăn trưa.
Cửa hàng tiện lợi gần nhất cũng cách nhà máy tới 40 phút đi bộ, khiến cô không còn cách nào khác ngoài xin quá giang đến đó khi cần mua đồ.

 


Hình ảnh của Minami-Sanriku sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011.

 

Hằng tháng Gloria được trả 140.000 (29,3 triệu) yen mà không tính đến tiền làm thêm giờ. Tuy nhiên, sau khi trừ đi 15.000 yen tiền thuê nhà, 8.000 yen cho hóa đơn tiền điện, các chi phí khác và khoản thuế khấu trừ, Gloria cũng như các thực tập sinh khác nhận được 80.000 yen (16,8 triệu). Tuy nhiên, đó cũng đã đủ để khiến cho các thực tập sinh nước ngoài cảm thấy hạnh phúc, khi mức lương của họ tại Singapore hay Việt Nam chỉ khoảng 20.000 yen (4 triệu).

Chủ tịch của công ty chế biến thủy sản đã từ chối trả lời trong cuộc phỏng vấn về câu hỏi liệu ông có biết các thực tập sinh đang sống trong một khu vực có nguy cơ bị sóng thần hay không.

“Tôi đã không biết rằng đó là một khu vực được cảnh báo có thảm họa xảy ra. Nếu như tôi nhận được hướng dẫn từ chính phủ, tôi tất nhiên sẽ nghe theo”.

 

 

Tuy nhiên, chính quyền thị trấn lại nghi ngờ về việc thờ ơ của chủ tịch về việc tuân thủ quy định của địa phương. Theo một quan chức của bộ phận xây dựng thị trấn, chính chủ tịch của công ty đã cư trú tại khu vực mà khu ký túc xá đang được xây dựng. Sau khi thảm họa xảy ra, ông đã chuyển đến một khu vực khác được phát triển bởi thị trấn ở một vùng đất cao hơn, như một phần của dự án tái định cư tập thể để phòng chống thiên tai.

Chính quyền thị trấn cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp để giải thích về các dự án tái định cư cho người dân địa phương bị ảnh hưởng, trong đó có cả chính chủ tịch của công ty thủy sản. Các quan chức đảm bảo rằng mỗi một người dân đều biết về việc khu vực dân cư được chỉ định nguy hiểm. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, các thực tập sinh nước ngoài vẫn đang phải sinh sống và làm việc tại một vị trí mà cuộc sống của họ có thể bị đe dọa mỗi ngày.

Thị trấn Minami-Sanriku cho biết họ có kế hoạch ra lệnh cho công ty thay đổi tình hình vì sự hiện diện của ký túc xá trong khu vực được chỉ định là có khả năng xảy ra thảm họa là mâu thuẫn với ý định của pháp luật.

Nguồn: Asahi