‘Cách tôi kiếm được 2,3 triệu USD dù đặt chân đến Mỹ chỉ với 1.000 USD’

‘Cách tôi kiếm được 2,3 triệu USD dù đặt chân đến Mỹ chỉ với 1.000 USD’

Lớn lên là một đứa trẻ thuộc giới tính thứ 3 tại Ấn Độ, tôi luôn mơ về một ngày được sống ở Mỹ. Vấn đề duy nhất ở đây là gia đình tôi chưa có ai từng ra nước ngoài và tôi chỉ có thể tiếp cận với quốc gia ấy thông qua vài bộ phim hài. Vì thế, đến Mỹ ở cái tuổi 25, với chỉ 1.000 USD trong túi và không biết bất cứ ai thực sự đáng sợ.

Tôi đáp chuyến bay đến Connecticut vào giữa mùa đông. Vài tháng đầu rất khó khăn. Tôi không có khoản tiền tiết kiệm nào, vì thế việc tìm thuê nhà thực sự là ác mộng. Tôi còn không mua nổi xe ôtô, và cũng  không biết lái xe, điều này có nghĩa là dù đi đâu tôi cũng phải đi bộ. Đây chỉ là một ít vấn đề trong số những thử thách đã khiến tôi gần như muốn từ bỏ tất cả.

Tôi quyết định cho bản thân thời gian 12 tháng để thành công. Tôi dành toàn bộ thời gian rảnh để đọc các trang web và các bài viết blog về tài chính. Tôi cố gắng học hỏi mọi thứ từ “Làm cách nào để mua được ôtô” cho đến “Làm cách nào để cải thiện số điểm tín dụng của bạn”. Tôi bắt đầu với công việc kỹ sư phần mềm, sống tiết kiệm, chi tiêu ít hơn những gì mình kiếm được. Khi mọi chuyện khả quan hơn, tôi dùng một khoản trong số tiền mình tiết kiệm được để làm một chiếc thẻ tín dụng ngân hàng được đảm bảo. Tôi đăng ký lớp học lái xe và mua một chiếc xe hơi cho mình.

Sự kiên trì của tôi đã được đền đáp. Hôm nay, 12 năm đã trôi qua, tôi sống ở khu vực vịnh San Francisco. Tôi vẫn là một kỹ sư phần mềm, giờ làm việc ở Thung lũng Silicon. Tôi đã xây dựng được khối giá trị tài sản ròng trị giá 23 triệu USD. Và năm ngoái, tôi bắt đầu viết blog, đặt tên là Đếm ngược cho đến ngày tự do về tài chính (Financial Freedom Countdown). Tôi tạo ra blog này để chia sẻ hành trình của mình cũng như kết nối với những người có cùng tư duy, giúp họ đạt được mục tiêu về tài chính.

Sau đây là những bài học lớn tôi có được trong hành trình tìm đến sự tự do về tài chính của mình.

Cách tôi kiếm được 2,3 triệu USD dù đặt chân đến Mỹ chỉ với 1.000 USD - Ảnh 1.

Luôn tìm kiếm các cơ hội mới

Trong khi tinh thần khởi nghiệp và công việc tay trái chắc chắn có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu về tài chính, những điều mà tôi có được từ công việc giờ hành chính, nhàm chán của mình là nguồn chính cho khối giá trị tài sản ròng của tôi. Nếu bạn muốn học hỏi để tiến bộ hơn, tôi đã phát hiện ra rất nhiều các nguồn rẻ và miễn phí để bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn và kĩ năng mềm của mình.

Tôi đến các thư viện trong khu vực để mượn sách cũng như học hỏi thêm về quản lý dự án. Khi đã thông thạo các khái niệm, tôi đã vượt qua kỳ thi chứng nhận và lấy được bằng Chuyên viên Quản lý dự án (PMP). Chuyển từ vai trò là một kỹ sư phần mềm đến quản lý cả một đội ngũ giúp tôi phát triển hơn trong sự nghiệp của mình.

Tôi cũng thường xuyên tham gia vào các dự án tình nguyện bên ngoài bang mình sống. Nhân viên của tôi rất ngưỡng mộ kỹ năng thích nghi với môi trường mới của tôi và khách hàng rất hài lòng khi tôi có thể làm việc trực tiếp với họ. Đương đầu với những thách thức mới dẫn tôi đến với tiền thưởng và thăng tiến.

Nếu bạn không chắc phải bắt đầu từ đâu, hãy có một buổi trao đổi thẳng thắn và trung thực với quản lý của mình về những việc sẽ giúp bạn được thăng chức. Nêu rõ các mục tiêu, ghi lại những gì mà mình đã đạt được trong suốt quá trình và xem lại cả hai phần để đảm bảo mình đi đúng hướng.

Chú ý đến những khoản chi tiêu lớn nhất của bạn

Khi chuyển đến San Francisco, tôi đã thuê một căn hộ, vì tiền thế chấp để mua một căn nhà sẽ bằng một nửa thu nhập của tôi. Tôi biết rằng một vài đồng nghiệp của mình đã mua nhà đang căng thẳng bởi họ phải chật vật để chi trả các khoản thanh toán.

Dần dần sự nghiệp phát triển và tôi kiếm được nhiều hơn. Tôi quyết định tìm mua một căn nhà. Tại thời điểm này, thu nhập của tôi đủ cao để khoản thế chấp mua nhà không vượt qua 30% thu nhập của mình.

Mặc dù chiếc xe hơi của tôi đã 10 tuổi đời, nhưng nó vẫn hoạt động tốt và chỉ mới di chuyển 103.000 dặm. Tôi quyết định tiếp tục sử dụng chiếc xe hơi cũ thay vì bán nó đi và mua xe mới. Hạn chế các chi phí lớn như phí sinh hoạt và mua xe giúp tôi tập trung vào tiết kiệm và đầu tư.

Khi lên dự thảo ngân sách, hãy nhớ những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt to lớn, nhưng tìm mua những món giảm giá hay cắt giảm việc mua một cốc latte mỗi sáng chỉ là một phần của quá trình cân bằng. Lời khuyên tốt nhất của tôi là hãy nghĩ về việc bạn muốn bỏ ra bao nhiêu trong số thu nhập của mình cho những khoản chi phí lớn nhất. Hãy nhớ là bạn có thể sửa đổi con số này bất cứ lúc nào, khi mọi thứ thay đổi.

Nắm được khả năng chấp nhận rủi ro của mình và đầu tư thông minh

Khi bắt đầu đầu tư, tôi phạm phải vài sai lầm, tôi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty đơn lẻ, sau đó đã phá sản. Khi Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác nổi lên vào năm 2017, tôi đã mua một vài đợt phát hành coin đầu tiên (ICO).

Nhưng tôi đã học từ chính những sai lầm này và phát triển lý thuyết đầu tư của bản thân. Đánh đổi thời gian lấy tiền là một vòng tròn luẩn quẩn. Tích lũy tài sản và tránh nợ nần giúp bạn thoát khỏi vòng tròn này. Bất cứ thứ gì có giá trị tăng theo thời gian đều là tài sản. Tất cả những gì có giá trị giảm theo thời gian là nợ nần.

Bạn làm lụng vất vả để kiếm tiền, vì vậy đảm bảo rằng tiền của bạn cũng phải được chi tiêu hợp lý. Hiện nay, phần lớn giá trị tài sản ròng của tôi được đầu tư vào quỹ chỉ số. Thay vì lựa chọn một cổ phiếu riêng lẻ, quỹ chỉ số cho tôi quyền sở hữu đối với tất cả các công ty niêm yết. Ở một mức giá thấp, tiền của tôi được đa dạng hóa giữa hàng nghìn công ty, vì vậy tôi không phụ thuộc vào tài sản của một công ty đơn lẻ nào. Việc đầu tư vào quỹ chỉ số cũng đảm bảo rằng tôi không cần dành thời gian phân tích mọi công ty trong danh mục của mình.

Tôi cũng đầu tư vào bất động sản. Giá bất động sản thường tăng theo tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, vì nhà đất thường được mua với một khoản trả trước và lãi suất thế chấp cố định, bạn sẽ có được lợi ích của đòn bẩy mà không gặp rủi ro. Với một khoản thế chấp mua nhà, miễn là bạn tiếp tục thanh toán lãi của khoản vay cố định, bạn có thể vượt qua những thăng trầm của thị trường nhà đất trong khi để ý đến những sự kiện sắp xảy ra.

Loại tài sản mà bạn chọn để đầu tư sẽ phụ thuộc vào thời gian, kiến thức, tình huống độc nhất và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Ví dụ, tôi mua nhà của mình tại khu vực vịnh San Francisco trước khi được cấp thẻ xanh. Hậu quả của cuộc đại suy thoái là nhiều nhà trong khu vực được bán với giá 500.000 USD. Với tư cách chủ sở hữu, bạn phải trả trước 5%. Tôi phải đối mặt với một rủi ro lúc ấy là khả năng mất tất cả khoản trả trước nếu tôi gặp vấn đề với tình trạng nhập cư của mình. Nhưng tôi nhận thấy được rằng nếu mọi thứ ở đúng vị trí, đây là một tiềm năng quá lớn không thể bỏ qua.

Tôi rất may mắn khi việc chấp nhận rủi ro của mình được đền đáp: 7 năm sau đó, giá căn nhà đã tăng gấp đôi.

Nếu bạn có cơ hội bắt đầu một công việc tay trái hoặc tham ra vào một mối đầu tư, nếu có thể, hãy bắt đầu với một khoản thời gian và một khoản tiền nhỏ để xem liệu ý tưởng đó có khả thi không trước khi mở rộng nó.

Nắm bắt mọi cơ hội để tạo mối quan hệ

Ban đầu, rất khó cho tôi để bước vào Thung lũng Silicon với một tấm bằng không phải của một trường đại học Mỹ. Thế nhưng khi tôi bắt đầu tương tác trực tiếp với những người trong cùng lĩnh vực của mình và xây dựng các mối quan hệ đó, đây không còn là trở ngại quá lớn.

Kể cả khi bạn không đang tìm kiếm một công việc, sẽ hữu ích hơn khi bạn liên kết với các nhà tuyển dụng và công ty săn tìm nhân lực, và tham gia các buổi phỏng vấn để duy trì kỹ năng của mình.

Tôi giữ liên lạc với một trong những nhà tuyển dụng mà mình gặp nhiều năm về trước tại một hội chợ việc làm, họ đã chuyển hồ sơ của tôi đến công ty đầu tiền ở San Francisco. Duy trì liên lạc với các đồng nghiệp và sếp cũ của các bạn. Gặp mặt thường xuyên và nuôi dưỡng những mối quan hệ nghề nghiệp của bạn. Bạn không bao giờ biết được khi nào họ có một vị trí mở và muốn bạn tham gia cùng, hoặc ngược lại.

Tôi tin chắc rằng bạn là tỷ lệ trung bình của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian cùng nhất. Tiền bạc đôi khi rất khó để đem ra bàn một cách thẳng thắn với người nhà, bạn bè và đồng nghiệp, nhưng các cộng đồng trực tuyến lại là một cách tuyệt vời để thu hẹp khoảng cách đó.

Trước khi bắt đầu trang web của mình, tôi đọc rất nhiều trang web cũng như bài viết blog về tài chính của người khác. Việc theo dõi các cập nhật hàng tháng và bình luận thường xuyên trên các bài việt blog của họ đã giúp xây dựng một tình bạn ảo lâu dài. Tôi hy vọng kinh nghiệm của mình có thể truyền dạy và truyền cảm hứng cho những người khác làm tương tự.