Cần lưu ý: 7 tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá nhiều trà xanh

Uống trà xanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn chỉ có thể tận hưởng những lợi ích này khi dùng đúng cách và đúng thời điểm.

1. Trà xanh – Thức uống phổ biến tốt cho sức khỏe
Trà xanh được làm từ cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis, là một loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

1.1 Hỗ trợ chống béo phì
Trà xanh rất giàu caffeine và một số chất chống oxy hóa quan trọng khác như flavonoid. Những chất chống oxy hóa này có lợi cho việc kiểm soát béo phì. Chúng tăng tốc độ trao đổi chất và giúp giảm cân.

1.2 Hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
Trà xanh là một loại thảo mộc giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu (hay còn gọi là ung thư máu). Theo Ayurveda, trà xanh có đặc tính chống tăng sinh, ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của chúng trong tủy xương và hệ thống bạch huyết.

1.3 Bảo vệ, chống lại chứng loãng xương
Trà xanh là một trong những loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, vì nhiều lý do khác nhau. Trà xanh cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa bệnh loãng xương.

Theo Ayurveda, uống trà xanh thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại chứng loãng xương và do đó giúp hỗ trợ giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.

7 tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá nhiều trà xanh - Ảnh 1.
Trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1.4 Hỗ trợ kiểm soát huyết áp cao
Trà xanh cũng hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp cao (HA). Loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa này có flavonoid có trong nó giúp hỗ trợ giảm huyết áp bằng cách tạo ra oxit nitric nhiều hơn trong máu. Oxit nitric làm giãn các mạch máu bị thu hẹp và hỗ trợ giảm huyết áp.

1.5 Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tim mạch
Trà xanh có chứa chất bảo vệ tim mạch, rất tốt cho những người mắc bệnh này. Các chất chống oxy hóa có trong trà xanh có tác dụng chống lại các tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Nó làm giảm sản xuất các loại oxy phản ứng và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trà xanh có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol cao, do đó cải thiện hơn nữa hoạt động của tim và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên cần dùng trà xanh một cách điều độ. Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Tác dụng phụ khi dùng quá nhiều trà xanh
2.1 Kích ứng dạ dày
Uống quá nhiều trà xanh có thể gây kích ứng dạ dày. Trà xanh rất giàu tannin có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, đặc biệt khi uống vào buổi sáng. Việc sản xuất quá nhiều axit trong dạ dày có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng như đầy bụng, buồn nôn, táo bón…

2.2 Nhức đầu liên tục
Trà xanh rất giàu caffein, đó là lý do tại sao nó dẫn đến đau đầu liên tục. Đây là lý do tại sao bạn nên tránh uống trà xanh nếu bạn đang bị đau đầu hàng ngày.

2.3 Các vấn đề về giấc ngủ
Mất ngủ hoặc khó ngủ là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi uống trà xanh. Như đã nói ở trên, trà xanh là một nguồn cung cấp caffein dồi dào, đó là lý do tại sao nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở một số người.

2.4 Thiếu máu và thiếu sắt
Một trong những tác dụng phụ cần quan tâm của việc uống quá nhiều trà xanh là thiếu máu hoặc thiếu sắt. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể con người.

2.5 Rối loạn chảy máu
7 tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá nhiều trà xanh - Ảnh 2.
Một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm khác của trà xanh là rối loạn chảy máu. Điều này là do một số hợp chất trong trà xanh có thể làm giảm mức độ fibrinogen, một loại protein giúp quản lý quá trình đông máu.

Trà xanh cũng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa các axit béo có thể dẫn đến loãng máu. Do đó, nếu bạn có vấn đề về máu loãng thì nên tránh uống trà xanh.

2.6 Bệnh gan
Trong một số trường hợp hiếm hoi, trà xanh có thể gây ra các vấn đề về gan. Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể làm hỏng các thành gan của bạn và dẫn đến sự ăn mòn không rõ nguyên nhân bên trong cơ quan này.

2.7 Nhịp tim và huyết áp không đều
Một tác dụng phụ hiếm gặp khác của việc uống quá nhiều trà xanh là có thể dẫn đến tăng nhịp tim tăng đột ngột hoặc giảm nhịp tim. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm là cần thiết để kiểm tra tác dụng phụ này.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể gây ra huyết áp thấp.

Vì vậy, để ngăn chặn tất cả các tác dụng phụ nêu trên của việc uống quá nhiều trà xanh, bạn không nên uống trà khi bụng đói hoặc buổi sáng vừa ngủ dậy. Các chuyên gia khuyên một người chỉ nên uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày.

Thời điểm uống trà xanh tốt nhất là sau bữa ăn 30-45 phút.