Chàng trai Việt học phổ thông dạng “quèn”, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón

khi mới sang Mỹ trong tay chỉ có một tấm vé máy bay, không bằng cấp, không biết phải đi đâu, làm gì. Vậy mà giờ chàng trai 8x người Việt trở thành nhân sự được những hãng công nghệ hàng đầu như Google, Meta, Microsoft, Sony săn đón.

Khi mới 7 t.uổi, cậu bé Trần Quang Vinh (sinh năm 1986, ở quận 5, TPHCM) đã say mê những hình vẽ. Cách mà Vinh đến với bộ môn nghệ thuật này là bắt chước cha vẽ mẹ, vẽ gia đình… Lúc ấy, cậu bé Vinh thấy những hình ảnh phác thảo lại trên giấy thật kỳ diệu. Thay vì vui đùa cùng bạn bè mỗi giờ chơi, cậu lại ngồi một góc thỏa sức sáng tạo từ những truyện tranh đã đọc qua.

8 t.uổi, cha mẹ ly hôn, Vinh ở với mẹ. 2 năm sau, cả ba và mẹ anh đều tìm được những “khoảng trời riêng”. “15 t.uổi, tôi đã quyết định dọn ra ở riêng vì những thay đổi trong gia đình”, anh Vinh kể.

Tự lập sớm, việc học hành với cậu trai trẻ không phải là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Những năm tháng đó, Vinh bỏ bê nhiều môn học, gần như chỉ đắm mình với đam mê thiết kế nên kết quả luôn “đội sổ” ở lớp.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 1

Một niềm vui khác là máy tính, Vinh mày mò vẽ trên ứng dụng Microsoft Paint và sau đó là tiếp cận với phần mềm thiết kế chuyên nghiệp hơn. Đó thực sự là thứ rất mới mẻ, xa lạ thời đầu những năm 90 của thế kỷ trước, dù là tại thành phố giàu có, hiện đại nhất cả nước.

“T.uổi niên thiếu, tôi đã sống một cuộc sống rất hoang dã, không có định hướng rõ ràng. Tôi không nói chuyện nhiều, ngay cả với ba mẹ, ngày nào cũng quanh quẩn một mình. Tôi không biết mình muốn gì, ngoài sở thích với đồ họa, thiết kế”, Vinh nhớ lại.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 2

Năm 18 t.uổi, một lần, người bạn của cha Vinh nhìn thấy tấm poster anh tự thiết kế tặng ông. Quá ấn tượng, người này giới thiệu anh vào làm cho một trang báo in song ngữ.

“Và tôi đã có công việc đầu tiên là thiết kế đồ họa báo. Mức lương khi đó khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Tôi tự chủ tài chính khi 20 t.uổi, vẫn một mình, không có nhu cầu giao lưu bạn bè, chẳng cần phải tiêu đến tiền”, anh Vinh nhớ lại.

Sau đó, đôi lần thay đổi công việc nhưng anh vẫn gắn bó với lĩnh vực đồ họa, thiết kế. Có những người chủ tử tế, chân thành đã khuyên Vinh quay lại trường học để phát triển bản thân, ở t.uổi mà bạn bè anh đã hoàn thành bậc học đại học hết cả.

Được cả mẹ động viên, anh đặt chân đến giảng đường, dù việc đó không hề dễ dàng. Không trường nào nhận, Vinh tìm gặp riêng một thầy giáo là Trưởng khoa thiết kế.

Anh kể lại việc thuyết phục thầy: “Gặp thầy, tôi đã nói về câu chuyện của tôi. Tôi nói có thể điểm học phổ thông của tôi thấp, nhưng 3-4 năm qua, tôi đã đi làm rất chăm chỉ, không lười biếng nên muốn được trao cho một cơ hội”.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 3

25 t.uổi, Vinh có cơ hội tiếp cận với hướng đi mới, tân tiến của ngành thiết kế, khi thế hệ điện thoại thông minh ra đời. Anh tự tìm tòi, lấn sân sang thiết kế phần mềm và được mời làm với vai trò điều hành 1 đơn vị thiết kế. Những phần mềm đầu tay của anh ra đời, không ngờ được đông đảo mọi người đón nhận, trở thành những ứng dụng nổi bật trên App Store.

Nơi làm việc sau đó tạo điều kiện cho anh sang Mỹ. “Nước Mỹ chắc chắn sẽ rất thú vị, và tất nhiên, ai cũng mơ về cơ hội như vậy”, anh Vinh nói.

Anh rời bỏ giảng đường dở chừng như thế, khi chính thầy trưởng khoa khuyên anh nghỉ học và nắm bắt cơ hội sang nước ngoài làm việc. Và một lần nữa, tấm bằng cử nhân tuột qua tay cậu trai.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 4

Năm 27 t.uổi, Vinh Trần cơ hội sang Mỹ làm việc nhưng khi chuẩn bị đặt chân đến Mỹ, Vinh nhận được tin vị trí công việc bị hủy bỏ. Bơ vơ giữa nước Mỹ, không biết phải đi đâu, làm gì, nhận được sự giúp đỡ của một người bạn, 2 tuần sau phỏng vấn, Vinh có việc làm lần đầu ở Mỹ và làm Head of Design ở San Francisco. Thời gian đó, Vinh mua được chiếc Porsche và căn nhà đầu tiên. Sản phẩm được Trần Vinh làm cũng featured trên Forbes thiết kế đẹp nhất của năm.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 5

Năm 29 t.uổi, Vinh Trần nhận được lời mời từ Google, nhưng lúc này anh từ chối. 2 năm sau, khi nhận được lời mời thứ 2, anh trở thành designer người Việt đầu tiên trong team Product Global của Google không bằng cấp. Với những sản phẩm của mình, thời gian sau, anh được Sony mời lãnh đạo team ở Nhật và Mỹ của Playstation để thiết kế PS5, nhưng anh từ chối offer của Sony làm cho Google.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 6

35 t.uổi, Vinh Trần chuyển sang cho Meta sau 7 lần từ chối, thuộc team NPE (New product Experiment) đi tìm những ý tưởng mới, lãnh đạo team thiết kế cho trí thông minh nhân tạo. Ở đây, anh sở hữu mức lương lên đến 11 con số/năm, tức hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng.

36 t.uổi, anh ra làm công việc riêng của mình murror.app hỗ trợ những người trầm cảm bằng cách dùng công nghệ AI. Giai đoạn sự nghiệp ở đỉnh cao này, anh cũng được xác định có triệu chứng trầm cảm kéo dài.

“Tôi không ngờ bản thân đã trầm cảm từ rất lâu mà không hề biết. Lúc đó mới hiểu vì sao tôi luôn sống cô lập, không tương tác với ai. Từ nhỏ cho tới khi trưởng thành, trong tôi luôn có một nỗi đau rất khó tả, lặp đi lặp lại. Lúc đã thành công, cuộc đời suôn sẻ, tâm trạng của tôi cũng thường tồi tệ. Tôi luôn muốn được khóc, khao khát được lắng nghe, chia sẻ, được là một phần trong cuộc đời của ai đó”, kỹ sư công nghệ hàng đầu chùng giọng, nghẹn lời.

Chàng trai Việt học phổ thông dạng quèn, không bằng cấp được Google, Meta trả tiền tỉ săn đón - Hình 7

Rồi mọi thứ đảo lộn khi dịch Covid-19 ập đến. “Khi công việc không còn quan trọng nữa mà là sự sống, tôi nhận ra sự thật, bấy lâu nay tôi đã trốn trong công việc để được an toàn. Khi không còn công việc, tôi bị văng ra khỏi nơi trốn đó, đối mặt với những nỗi đau đeo đẳng”, anh Vinh xót xa.

Chưa dừng lại, năm anh 36 t.uổi, bà nội mất, những dằn vặt lớn thêm, anh bị sốc thuốc hỗ trợ trầm cảm, mất đi cảm xúc. Vinh từng nghĩ đến điều tồi tệ nhất: “Không thể làm việc như trước được nữa, cảm giác bị mất đi tất cả, thấy mọi thứ đều vô nghĩa, tôi đã nghĩ đến chuyện t.ự s.át”.

Suy nghĩ giúp anh gắng gượng lúc đó là, nếu không còn làm việc được nữa, anh muốn làm điều gì đó để lại cho đời. Đó là ý niệm thôi thúc anh thành lập một nơi làm việc riêng vào tháng 1/2022. Gom tất cả những từng trải của bản thân, anh muốn biến thành trải nghiệm giúp đỡ những người từng bị trầm cảm bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Anh cùng 15 cộng sự ở nhiều quốc gia cùng nhau xây dựng sản phẩm hỗ trợ và chữa trị tốt hơn cho những người mang chứng trầm cảm như mình.

Hiện tại, anh Vinh cảm thấy rất vui khi thấy 2 con mình được sống đầy đủ, không thiếu thốn ở Mỹ. Anh muốn con mình sẽ có một điểm xuất phát thuận lợi trong cuộc sống. “Điều hạnh phúc nhất, đẹp nhất là có được sự ủng hộ từ những người yêu thương trong gia đình đặc biệt là mẹ, ba kế, em trai và vợ khi tôi chia sẻ về vấn đề trầm cảm của mình, mọi người ủng hộ tôi trong những việc tôi làm”, anh Vinh nói.