Chỉ khi sang Mỹ sinh sống, tôi mới thấy được sự khác biệt này
Đối với những người mới định cư Mỹ, việc chứng kiến một số khác biệt khiến bạn thấy “sốc” đến nỗi phải đặt ra câu hỏi “đó có phải là sự thật không?”. Để rồi bạn nhận ra rằng mình thật may mắn vì đó không phải là một giấc mơ.
Ai cũng có quyền tự tin và tự hào với công việc của mình
Tại Mỹ, dù làm bất cứ nghề gì, c.ắ..t cỏ, chạy bàn, bán hàng hay chỉ là công việc mở cửa xe trong khách sạn người ta đều cảm thấy tự tin và tự hào về nghề nghiệp của mình. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Tại quốc gia này, người ta dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc chứ không phải dựa vào trào lưu hay mong muốn sự công nhận từ một ai đó. Mỗi nghề nghiệp được xem có giá trị như nhau không p.h.â.n. .b..i.ệ..t ai sang giàu hay nghèo hèn hơn. Có một viên chức châu Á đã nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng”. Người Mỹ không cố gắng tìm kiếm địa vị xã hội để khiến mình thanh cao hơn; họ cũng không chạy chiếc xe mới đắt tiền để khoe mẽ hay mua một ngôi nhà đẹp để hàng xóm phải ngưỡng mộ. Vấn đề ở đây là họ có được sự tự lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Mọi công việc tại Mỹ đều được xem trọng
Ở nhiều quốc gia Châu Á, người ta rất coi trọng văn hóa “quen biết”, chẳng hạn nếu bạn quen biết hoặc là họ hàng của một vị quan chức chắc chắn công việc của bạn sẽ được thuận lợi và nhận được sự coi trọng của người xung quanh. Nhưng ở Mỹ, điều đó chắc chắn là “không”
Mọi việc đều được tôn trọng
Người quyền quý không có “đất” để thể hiện
Tại quốc gia này, người ta coi trọng nguyên tắc, những chuẩn mực hơn là sự cao sang và quyền thế. Dù là hành động nhỏ nhưng tuân thủ nguyên tắc luôn là điều bắt buộc. Người quyền quý không phải là ngoại lệ. Trong kỳ nghỉ hè ở Hawaii của Tổng thống Obama, ông ấy cũng đứng xếp hàng chờ tới lượt mình để mua kem cho 2 cô con gái như bao người khác. Nên, tuân thủ nguyên tắc và làm đúng chuẩn mực đã ăn sâu vào tư tưởng của mọi người dân Mỹ.Vì thế, tại Mỹ người quyền quý không có “đất để dụng võ” là bởi vậy. Chung quy lại, họ không thích sự phô trương, vì họ biết rằng, dù bạn có quen tổng thống thì điều đó không có nghĩa là bạn được xem trọng và ưu tiên hơn người khác.
Cựu Tổng thống Obama cũng đứng xếp hàng đợi tới lượt như bao người khác
Thành tâm chúc mừng thành công của người khác
Một người Việt Nam đã tâm sự rằng, khi biết cô vừa được nhận giải thưởng trong một liên hoan phim, tất cả các đồng nghiệp đến từ Mỹ và các nước Châu Âu đã ùa đến ôm cô để chúc mừng. Sự chân thành đó làm cho cô vô cùng bất ngờ và xúc động.
Trong xã hội Mỹ, con người đều thấy tự tin về bản thân, nên khi thấy người khác thành công họ sẽ luôn luôn chúc mừng với tất cả sự chân thành của mình. Bởi vì họ quan niệm rằng, người khác thành công không có nghĩa là mình mất đi cơ hội, sự tự tin giúp họ có được nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Vì vậy, thành tâm chúc mừng thành tựu của đối phương là điều hiển nhiên đối với người Mỹ.
Học vị càng cao, khoảng cách càng ngắn
Xã hội Mỹ luôn tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Không phải bạn lựa chọn làm giáo sư để chứng tỏ mình giỏi hay thanh cao hơn người khác hoặc dùng học vị để nhấn mạnh sự thấp kém của người khác. Người Mỹ không bao giờ có suy nghĩ này. Họ đối xử công bình với nhau ở tất cả các phương diện Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các giáo sư ngồi thảo luận với sinh viên ở bất cứ lúc nào tại các trường đại học của Mỹ. Các sinh viên có thể gặp các giáo sư khi cần trao đổi một vấn đề nào đó.
Ở Mỹ, văn hóa và lối sống đã đi ăn sâu vào mỗi người. Nên khi có ý định du học hay làm việc, định cư ở Mỹ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn để dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại đây.
Nguồn: ȗṡıṡ.ȗṡ