Chỉ với mẹo này, người cao huyết áp khỏi lo biến chứng thận
Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 người bị suy thận. Trong đó, số người bị suy thận do các bệnh chuyển hóa như tăng huyết áp ngày càng tăng cao. Suy thận do tăng huyết áp không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì sao cao huyết áp gây biến chứng thận?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, suy thận cũng khiến huyết áp tăng cao. Cụ thể, nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài sẽ gây tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác.
Tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại suy thận cũng khiến huyết áp tăng cao.
Tác động của cao huyết áp đến thận còn biểu hiện ở việc phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài.
Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn gây xơ vữa động mạch thận. Một bằng chứng rõ nhất của hiện tượng này là động mạch thận ở những người bị cao huyết áp lâu năm sẽ dần bị xơ vữa và hẹp lại. Nếu bệnh cao huyết áp không được điều trị kịp thời, lâu dần sẽ khiến suy thận và khi suy thận đã ở vào giai đoạn cuối thì giải pháp điều trị cuối cùng là thay thận.
Bệnh cao huyết áp gây biến chứng thận nhưng chính thận cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh cao huyết áp. Thực tế cho thấy dù chỉ là thay đổi nhỏ trong chứng năng của thận cũng có thể tác động đến huyết áp. Do dó, trong điều trị 2 bệnh này, các bác sĩ thường đặt việc kiểm soát huyết áp lên hàng đầu. Vậy, làm thế nào để có thể kiểm soát được huyết áp và tránh biến chứng thận?.
Mẹo kiểm soát huyết áp, phòng ngừa biến chứng thận
Giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày: Tiêu thụ nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Bởi ăn nhiều muối, cơ thể của chúng ta sẽ tiếp nhận một lượng natri lớn, khiến hàm lượng natri trong máu tăng cao, làm gia tăng áp lực thẩm thấu và kéo nước vào trong lòng mạch máu. Điều này khiến thể tích máu tăng lên, làm tăng áp lực lên thành mạch và tăng gánh nặng cho tim. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng bệnh cao huyết áp. Do đó, để có thể kiểm soát tốt huyết áp và tốt cho thận, người cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ muối ăn hằng ngày.
Để kiểm soát huyết áp và tốt cho thận, người cao huyết áp nên hạn chế lượng tiêu thụ muối mỗi ngày.
Hạn chế chất béo: Chất béo hấp thu quá nhiều, có thể làm mỡ máu tăng cao, mỡ máu nhiều lại có thể thúc đẩy xơ cứng động mạch, cho nên với những người cao huyết áp trong bữa ăn nên hạn chế hấp thu chất béo.
Rượu: Rượu không những là tác nhân gây giảm tác dụng của thuốc huyết áp, mà còn làm tăng khối lượng máu lưu thông. Do đó, có thể dẫn đến những cơn tăng huyết áp. Để có thể trấn áp được bệnh cao huyết áp và phòng tránh biến chứng thận thì việc người mắc bệnh cao huyết áp nói không với rượu là vô cùng cần thiết.
Hút thuốc lá: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất nicotine trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh tạo ra những chất làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Vì vậy thuốc lá cũng được liệt vào danh sách “sát thủ” đối với người cao huyết áp.
Nguồn: huyết áp ổn định