Chia tay nhưng vẫn còn yêu!

“Em còn yêu, nhưng em sẽ để anh đi…”

Phải có lí do gì thì “chia tay” tiếng Anh mới có nghĩa là “breakup”. Đúng rồi, nó là sự đổ vỡ. Đổ vỡ của một mối quan hệ tình cảm. Nó rất giống như việc cả hai người đang cùng nhau cầm một chiếc ly rất đẹp, rồi một trong hai người, hoặc cả hai, vô tình hay hữu ý, trượt tay. Choang. Chiếc ly rơi xuống sàn, vỡ vụn thành trăm mảnh.

Sẽ có người tiếc nuối, ngồi cặm cụi nhặt những mảnh vỡ ấy rồi gắng công ráp lại. Nhưng phần lớn họ đều sẽ thất bại, với đôi tay xước xát đầy máu vì mảnh vỡ thủy tinh.

Chia tay nhưng vẫn còn yêu - bởi vì có thứ hạnh phúc gọi là ‘từ bỏ’

Chia tay, thực sự là đau lòng và ám ảnh. Nhưng khi bạn đã hết yêu, chia tay vẫn còn dễ chịu hơn rất nhiều so với việc bạn sẽ phải chọn dừng lại, khi trong lòng vẫn còn tình cảm.

Bởi như Lana Del Rey từng hát “Sometimes love is not enough, and the road gets tough I don’t know why” (Đôi khi tình yêu là không đủ. Sóng gió cứ kéo đến dần, em cũng không hiểu vì sao), tình yêu nhiều lúc không phải là yếu tố duy nhất có thể níu kéo một mối quan hệ tình cảm.

Có người vẫn yêu nhưng vẫn phải chia tay, vì những lí do khách quan: Gia đình ngăn cấm, mình hoặc đối phương đã có gia đình, sự nghiệp chưa ổn định, cần hy sinh tình yêu vì sự nghiệp… Hoặc cũng có cả những lí do chủ quan: Mình còn yêu nhưng tình cảm của người ta đã nguội lạnh, tình yêu quá yên bình hoặc quá nhiều sóng gió, mâu thuẫn khiến cả hai đều thấy mệt mỏi dù vẫn còn yêu…

Chia tay nhưng vẫn còn yêu - bởi vì có thứ hạnh phúc gọi là ‘từ bỏ’

Tôi có một cô bạn thân, rất thân. Cô ấy đã yêu một người đàn ông đã có vợ. Thậm chí còn mang thai cho anh ta. Nhưng khi biết chuyện, anh chàng kia vẫn lần lữa không chịu dứt khoát chia tay vợ. Cô bạn tôi đã đợi, đợi, trong hy vọng, thấp thỏm lo âu, và cuối cùng là thất vọng tràn trề. Dù vẫn còn yêu, nhưng cô ấy đã buộc phải bỏ đi đứa con trong bụng vì gia đình không chấp nhận việc cô có con mà không có chồng. Cô ấy cắt đứt mọi liên lạc với anh chàng kia, chặn số, chuyển nhà.

Tôi biết, bên cạnh những giận dữ, căm thù oán hận, cô ấy vẫn còn rất yêu người đàn ông ấy.

Nhưng bạn biết đấy, đôi khi tình yêu là không đủ…

Và nếu có một ngày, bạn cũng phải chọn cách đáng buồn và đau lòng ấy, sẽ phải chia tay khi mình vẫn còn tình cảm và quan tâm đến người ta, thì đây là cách bạn nên làm, để cả hai cảm thấy ít đau đớn nhất.

1. Hãy gặp mặt trực tiếp

Chia tay nhưng vẫn còn yêu – bởi vì có thứ hạnh phúc gọi là ‘từ bỏ’

Đừng chia tay qua tin nhắn, qua facetime hay qua email. Nó thực sự là cách chia tay kinh khủng. Thay vào đó, hãy hẹn gặp trực tiếp. Đi café với nhau chẳng hạn. Rồi khi ấy, dù khó nói, nhưng bạn cũng sẽ hiểu mình phải thẳng thắn và thành thật.

Sẽ không có viên kẹo bọc đường nào nữa, chỉ có sự thật ở lại. Đó cũng là sự coi trọng mà đối phương có quyền được nhận, vì dù sao họ cũng đã từng là một nửa của bạn.

2. Mạnh mẽ, và tuyệt đối không dây dưa

Tuyệt đối tránh gặp lại ex sau khi chia tay, nhất là trong những tình huống nguy hiểm mà bạn yếu lòng lại đi quá giới hạn với ex. Tốt nhất là nên cắt đứt liên lạc trong ít nhất một tháng đầu.

3. Tạo ra những ranh giới

Chia tay nhưng vẫn còn yêu – bởi vì có thứ hạnh phúc gọi là ‘từ bỏ’

Nếu vẫn phải gặp gỡ ex, hãy ngầm tạo ra ranh giới cho mình. Không nói chuyện quá nhiều, không động chạm tay chân, không hỏi chuyện cá nhân. Chỉ giao tiếp ở mức độ xã giao bình thường (nếu thực sự cần thiết). Cũng đừng lén lút theo dõi các trang cá nhân của ex nữa. Bạn sẽ chỉ thấy khó chịu thêm mà thôi.

4. Nếu đi được, hãy đi đâu đó thật xa

Chia tay nhưng vẫn còn yêu - bởi vì có thứ hạnh phúc gọi là ‘từ bỏ’

Một thành phố khác, một đất nước khác, hay đôi khi chỉ là một con phố khác, một công ty khác thôi là bạn với ex đã (có thể) mãi mãi không chạm mặt nhau được rồi. Vì bạn vẫn còn tình cảm nên tốt nhất hãy tự tìm cách tránh xa người ta. Đừng cứ ở gần rồi lại lưu luyến yếu lòng. Cứ như vậy sẽ không bao giờ bạn có thể thực sự chia tay được.

Theo Elitedaily