Chủ tịch Cuba Fidel Castro ướp xá.c phi công Mỹ suốt 18 năm: Tại sao?
CIA chưa bao giờ thừa nhận họ biết t hi th ể phi công Ray ở đâu cho tới khi nhật báo Los Angeles Times buộc họ phải công nhận Ray là một trong số các thành viên của tổ chức này.
Sự kiện Vịnh Con Lợn (Bay of Pigs) năm 1961 là cuộc tấn công của một nhóm người Cuba lưu vong được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ và huấn luyện đổ bộ vào Cuba nhằm mục đích lật đổ chính phủ của Chủ tịch Fidel Castro nhưng đã thất bại thảm hại.
Trong chiến dịch này, Trung úy Thomas “Pete” Ray, phi công của lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia Alabama cùng với kỹ sư bay đồng nghiệp Leo Baker đã bị các binh lính Cuba phát hiện và bắ n ch ết khi vừa đáp xuống mặt đất.
Tuy nhiên, không giống với Baker, th i th ể của Ray đã được ướp lạnh và lưu giữ suốt 18 năm sau đó.
Vào thời điểm đó, CIA đã “chối bay chối biến” mọi sự can dự vào Sự kiện Vịnh Con Lợn, đồng thời phủ nhận việc tuyển dụng các thành viên dân sự của Không quân Vệ binh Quốc gia Alabama phục vụ mục đích yểm trợ không quân và tấn công các sở chỉ huy chiến trường của Chủ tịch Fidel bằng b om Napalm.
Thế nhưng, chính những người may mắn sống sót sau sự kiện bẩn thỉu này lại thừa nhận sự tham gia của họ.
Chủ tịch Cuba Fidel Castro muốn lưu giữ bằng chứng người Mỹ không những đã trực tiếp đạo diễn mà còn hỗ trợ trên thực tế chiến dịch xâm lược bỉ ổi đó. Đây là lý do tại sao ông quyết định cho ướp lạnh t hi th ể viên phi công Mỹ.
Chân dung phi công Thomas “Pete” Ray. Ảnh: CIA
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ vẫn không chịu nhận trách nhiệm và do đó không thể lấy lại được th i th ể của Ray. Nếu CIA thừa nhận can dự đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chấp nhận thực tế chiến dịch của họ đã thất bại.
Về phần mình, Cuba đã công bố với thế giới việc giữ th i th ể phi công Ray, vì vậy điều này không còn là bí mật.
Tháng 12/1979, Chính phủ Cuba biết được việc con gái Ray đang tìm cách đàm phán trao trả thi thể của cha cô.
Xá c của Ray đã được lưu giữ trong suốt 18 năm. CIA vẫn phủ nhận sự can dự của mình vào Sự kiện Vịnh Con Lợn cho tới tận năm 1998, thời điểm họ buộc phải thừa nhận các phi công Mỹ đã bị b ắn hạ.
Thế nhưng, Cục Tình báo Trung ương Mỹ chưa bao giờ thừa nhận họ biết t hi th ể Ray ở đâu cho tới khi nhật báo Los Angeles Times buộc CIA phải công nhận Ray là một trong số các thành viên của tổ chức này.
CIA đã đợi cho tới khi các sự kiện liên quan tới cái ch ết của Ray cùng nhiều thành viên khác thuộc lực lượng không quân bí mật được giải mật thì mới lên tiếng.
Khi đó, họ cũng tiết lộ Ray đã được tặng giải thưởng danh dự cao nhất của CIA – Huy chương Tình Báo Xuất Sắc (Distinguished Intelligence Cross) và tên của anh ta đã được ghi danh trong Cuốn sổ Danh dự (Book of Honor) lưu giữ tại Tổng hành dinh CIA.
theo Trí Thức Trẻ