Chứng khoán Mỹ hướng đến 6 tháng khởi đầu tệ nhất kể từ năm 1970

Tuần giao dịch mới sẽ kết thúc quý 2 và nửa đầu năm nay vẫn là quãng thời gian đầy thách thức với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Chú thích ảnh

Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Sẽ có nhiều báo cáo kinh tế quan trọng được công bố trong tuần, như chỉ số giá tiêu dùng, các biện pháp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về ghìm cương lạm phát, cùng với đó là mức lợi nhuận của một số công ty, doanh nghiệp lớn niêm yết tại Phố Wall, như Nike (mã chứng khoán NKE), Jefferies (mã JEF), Micron Technology (mã MU) và Bed Bath & Beyond (mã BBBY).

Chốt phiên giao dịch 24/6, chỉ số S&P 500 tăng 3%, đưa đến mức tăng 6% trong cả tuần giao dịch. Đây là tuần tăng điểm tốt thứ hai của S&P 500 trong năm nay. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn đang hướng đến cột mốc suy giảm tệ nhất sau 6 tháng đầu năm kể từ năm 1970. Trước phiên ngày 24/6, S&P 500 giảm 18% so với mức đỉnh.

2022 sẽ là năm khó khăn với thị trường chứng khoán Mỹ. Tin tốt nằm ở chỗ đà mất giá xuất hiện từ năm ngoái và kéo sang nửa đầu năm nay. Giới đầu tư về cơ bản vẫn giữ tâm lý lạc quan về đà phục hồi của thị trường trong thời gian tới.

Giới phân tích trong nhiều tháng qua đã cắt giảm triển vọng về giá với các công ty niêm yết trên sàn S&P 500 và họ đưa ra dự báo về mức điểm số 4.987,28 của S&P 500. Đây là lần đầu tiên chỉ số này xuống ngưỡng 5.000 điểm kể từ tháng 8/2021, nhưng mức dự báo đó cũng cao hơn 31% so với mức điểm 3.795,783 chốt phiên ngày 23/6. Điều này đồng nghĩa với việc giới phân tích kỳ vọng S&P 500 sẽ tăng khoảng 30% trong vòng 12 tháng tới.

(Baotintuc)