Chuyên gia ẩm thực Mỹ: Vốn chỉ uống cà phê Arabica, nay tôi đã nghiện cà phê hòa tan Trung Nguyên của Việt Nam

Lucas Kwan Peterson vốn chỉ uống cà phê xay tươi mỗi ngày bằng phương pháp pour-over. Rồi trong một bữa tối tại nhà hàng Trung Quốc ở Berkeley (California, Mỹ), người chú tên Ralph hào hứng giới thiệu cho anh một nhãn hiệu cà phê từ Việt Nam – G7 của Trung Nguyên, một túi nhỏ chứa loại bột cà phê màu nâu sẫm…

Chuyên gia ẩm thực Mỹ: Vốn chỉ uống cà phê Arabica, nay tôi đã nghiện cà phê hòa tan Trung Nguyên của Việt Nam - Ảnh 1.

Mới đây, Los Angeles Times của Hoa kỳ đã đăng tải bài viết của nhà báo, chuyên gia ẩm thực Lucas Kwan Peterson về cà phê G7 của Trung Nguyên Legend.

Mở đầu bài viết, Lucas Kwan Peterson giới thiệu bản thân là một người yêu cà phê hạng nhẹ, có thói quen xay cà phê tươi mỗi lần sử dụng. Tác giả thường pha cà phê bằng phương pháp lọc (pour-over, là kiểu pha cà phê thường sử dụng các loại cà phê đặc sản đắt tiền như hạt Arabica thượng hạng) với chiếc phễu nhựa và giấy lọc vào mỗi sáng.

Với việc sử dụng cà phê xay tươi mỗi sáng, Lucas không bao giờ sử dụng cà phê hòa tan. “Làm sao cà phê hoà tan làm sao có thể sánh được với cà phê tươi?“, anh nghĩ.

Chuyên gia ẩm thực Mỹ: Vốn chỉ uống cà phê Arabica, nay tôi đã nghiện cà phê hòa tan Trung Nguyên của Việt Nam - Ảnh 2.

Bài báo của Lucas Kwan Peterson trên Los Angeles Times.

Rồi trong một bữa tối tại một nhà hàng Trung Quốc sang trọng ở Berkeley (California, Mỹ), người chú tên Ralph hào hứng giới thiệu cho anh một nhãn hiệu cà phê từ Việt Nam – G7 của Trung Nguyên. Anh thử chọn loại Pure Black (cà phê đen) – một túi nhỏ chứa loại bột cà phê màu nâu sẫm.

Chỉ sau lần trải nghiệm đầu tiên, Lucas thốt lên rằng không có loại cà phê hòa tan nào làm ông hài lòng bằng G7 hòa tan đen (G7 Pure Black) và ông đã trở nên nghiện cà phê G7.

Tôi đã bị cuốn hút (hooked)“, Lucas viết.

“Từ lâu, tôi đã nghĩ cà phê hòa tan là bản sao kém cỏi của cà phê tươi, cà phê “thật”, nó giống như một chất thay thế có vị khét để lại vị ngọt ngấy trên lưỡi bạn. Nhưng rõ ràng, tôi đã không tìm thấy thương hiệu phù hợp. Không chỉ vậy mà tôi đã nhìn sai lệch về cà phê hòa tan”.

Tôi từng nghĩ cà phê hòa tan là bản sao kém cỏi của cà phê tươi, nó giống như một chất thay thế có vị khét để lại vị ngọt ngấy trên lưỡi bạn

Mặc dù ngạc nhiên với chất lượng của cà phê hòa tan Việt Nam, Lucas cũng khẳng định cà phê hòa tan không bao giờ có thể thay thế cho cà phê tươi, nhưng là một nguyên liệu bổ sung tuyệt vời khi đang đi du lịch, đang vội hoặc chỉ muốn một loại cà phê nào đó. Và ở một khía cạnh nào đó, cà phê hòa tan là một sản phẩm hoàn toàn khác so với các loại cà phê pha nhỏ từng giọt, từng giọt.

Đôi khi bạn muốn nếm một miếng sườn nướng đẹp mắt; đôi khi bạn chỉ muốn một chiếc burger. Cả hai đều là thịt bò, nhưng chúng ‘gãi những chỗ ngứa’ khác nhau“, Lucas hài hước.

Lucas cho biết ông thích cà phê G7 không đường và đặc biệt thích pha nhiều hơn với gấp đôi lượng được đề xuất trên bao bì, cho thêm một muỗng sữa đặc. Tác giả nhận định, đây không phải là cà phê sữa đá được pha bằng cà phê bột pha phin theo kiểu truyền thống Việt Nam thường thấy ở Garden Grove hoặc Westminster (khu vực rất đông người Việt Nam), California – nhưng đó là một phiên bản gần đúng, mạnh mẽ và đầy đủ hương vị đắng đặc trưng từ loại hạt cà phê Robusta của Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

Hiện nay tại Mỹ, Trung Nguyên Legend đã phân phối cà phê G7 trong hệ thống Costco với gần 800 điểm bán hàng offline. Trên kênh online, Trung Nguyên cũng có gian hàng chính hãng tại Amazon. Đơn vị này cho biết, cùng với cà phê rang xay Trung Nguyên, G7 và Trung Nguyên Legend là những mặt hàng từ Việt Nam bán chạy nhất trên trang TMĐT số 1 của Mỹ.

Theo CafeBiz