Chuyên gia cảnh báo, trẻ dễ bị vàng da vì những loại rau củ cực tốt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da, có trẻ vừa sinh ra đã bị vàng da, có trẻ lại bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Chính vì vâỵ, việc chọn lựa thực phẩm cho con cái là điều vô cùng quan trọng, các mẹ nên lưu ý.

Trẻ bị vàng da vì những loại củ, quả… cực tốt

Do chưa có nhiều kinh nghiệm, bà mẹ trẻ Phan Thị Minh Nhiên (31 tuổi, quận 4, TP HCM) đã vô tình khiến con bị vàng da bởi những sai lầm trong ăn uống.

Chị tâm sự: Vườn nhà của ba mẹ tôi trồng rất nhiều loại rau củ, nên mỗi ngày con trai tôi được ăn nhiều món tươi ngon, nhất là canh cà rốt mà cháu cực thích.

Đặc biệt, ông bà sợ cháu bị cận thị nên còn bổ sung thêm cho cháu món cháo bí đỏ, canh cà chua trứng để tốt cho mắt.

Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi về quê ở cùng ông bà ngoại, con trai 4 tuổi của tôi xảy ra hiện tượng vàng da, chữa hoài không hết. Sau đó, tôi phải đưa con vào bệnh viện.

Để tư vấn cho trường hợp của chị Nhiên, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) cho biết:

“Trong tự nhiên, có một số loại rau củ chứa beta carotene, là tiền chất vitamin A, nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể không kịp đào thải hết, từ đó dẫn tới hiện tượng vàng da ở trẻ”.

Thông thường trẻ sẽ hết vàng da trong vòng 2 tuần nhưng cũng có trường hợp 1-2 tháng mới hết hẳn; tùy vào lượng rau củ, trái cây giàu beta carotene nạp vào.

Chính vì vậy, khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm dưới đây, mẹ nên cân nhắc liều lượng cho hợp lý.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm rất giàu vitamin A và không thể thiếu trong thực đơn của trẻ, thậm chí nó còn là loại củ số 1 trong mắt của các mẹ. Tuy nhiên, trong cà rốt chứa nhiều caroten. Nếu trẻ ăn quá nhiều cà rốt dẫn tới thừa carotene (như đã nói ở trên) sẽ gây bệnh vàng da.

Bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm “vàng” được khuyến khích thường xuyên cho trẻ ăn dặm, giúp trẻ phát triển não bộ và sáng mắt. Theo các bác sĩ, bí đỏ rất giàu tiền vitamin A, khi ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A dễ dàng.

Tuy nhiên, khi quá nhiều vitamin A nạp vào cơ thễ dần tới thừa tiền chất vitamin A. Chất này sẽ nằm ở gan và dưới da, nên mẹ sẽ nhận thấy trẻ có dấu hiệu vàng da.

Đu đủ chín

Đu đủ chín có vị ngọt, thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, ít mẹ biết rằng, cho trẻ ăn nhiều đu đủ sẽ có những tác hại đáng sợ như thế nào.

Trong đó, đu đủ có thể gây đau dạ dày, không thích hợp cho người tiêu hóa kém, người bị bệnh loãng máu, cơ địa dị ứng và gây vàng da.

Tương tự như cà rốt, đu đủ cũng có nhiều beta caroten, khi ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng vàng da lòng bàn ta bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên cho bé ăn đu đủ với lượng vừa đủ để các triệu chứng vàng da thuyên giảm.

Rau chân vịt.

Loại rau này cũng được xem là “siêu thực phẩm” đối với trẻ khi bước vào độ tuổi ăn dặm bởi lượng vitamin dồi dào.

Ngoài canxi, megie tốt cho xương, rau chân vịt còn được cho là bổ sung sắt và kali, hỗ trợ phát triển não bộ và tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Huy – ĐH Nagasaki Nhật Bản, rau chân vịt chứa nhiều caroten mà nhiều bà mẹ không hay biết.

Đó là do màu vàng chứa carotene trong rau chân vịt đã bị che khuất bởi màu xanh của chlorophyll có trong rau.

Gấc

Một loại quả có màu đỏ khác cũng gây vàng da ở trẻ, đó là gấc. Gấc được coi là thực phẩm giàu vitamin A và chế biến thành tinh dầu gấc giúp bổ sung vitamin A cho trẻ nhỏ. Chính vì giàu vitamin A nên nếu trẻ dung nạp quá nhiều dẫn tới thừa vitamin A và gây vàng da.

Do đó, nếu mẹ muốn cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin A thì chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tuần ăn từ 2 – 3 lần. Không nên ăn liên tục vì sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

Oxii.vn