Chuyện làm phim về Khmer Đỏ: Hãy để những hình ảnh kh,ủ,ng kh,i,ếp này nói lên sự thật
LTS: Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, chưa khi nào lại tổ chức chiến dịch tiến công hiệp đồng quân, binh chủng lớn như trong chiến dịch giải phóng Campuchia. Chỉ trong hơn một tháng, từ nhiều hướng mũi khác nhau, quân đội ta đã đánh tan quân đội Khơ me Đỏ, giúp bạn thoát khỏi th.ả.m h.ọ.a di.ệ.t chủng.
Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, cùng với lực lượng vũ trang cách mạng, nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ di.ệ.t chủng Pol Pot, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài của nhiều tác giả xung quanh sự kiện đặc biệt này.
Ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới
Biên giới Việt Nam – Campuchia có chiều dài 1.137km, chạy qua 8 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Sông Bé (sau này là tỉnh Bình Dương và Bình Phước) Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Sau giải phóng 1975 lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay gọi Bộ đội biên phòng) triển khai bảo vệ biên giới trên cơ sở pháp lý, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ của Campuchia và xây dựng đường biên giới với nước bạn Campuchia trên tinh thần hữu nghị anh em.
Trên suốt tuyến địa bàn biên giới Việt Nam – Campuchia, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân vũ trang đứng chân từ sau ngày Giải phóng miền Nam, thực trạng tình hình rất phức tạp.
Bọn phản động ở hai bên biên giới hoạt động ngày càng tăng. Mạng lưới tình báo, gián điệp của Mỹ và bọn tay sai cài cắm lại; bọn ngụy quân ngụy quyền tan rã tại chỗ; bọn phản động trong các dân tộc, tôn giáo nhen nhóm tổ chức, tìm cách câu kết móc nối, liên minh với các đảng “Khăn trắng”, “Khmer tự do”.
Bọn tàn quân Lon Nol và bọn FULRO ở Tây Nguyên cố tạo ra các tổ chức vũ trang; xây dựng thành những “mật khu” phản cách mạng ở hai bên biên giới hoạt động chống phá cách mạng rất nghiêm trọng, nhất là ở khu vực đường biên giới.
Ngày 10/8/1975, trong cuộc gặp gỡ giữa đồng chí Nguyễn Văn Linh – đại diện cho Chính phủ ta với Nuon Chea, Phó Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia, Việt Nam đã thể hiện rõ lập trường quan điểm của mình, chủ trương giải quyết vấn đề biên giới bằng đối thoại thiện chí.
Song, với ý đồ xấu, bè lũ Pol Pot, Nuon Chea xác định Việt Nam là kẻ thù số một và phát động một số chiến dịch tuyên truyền, vu khống Việt Nam chiếm đất, theo chủ nghĩa xét lại…
Nghiêm trọng hơn, cuối năm 1975, sau khi tấn công đảo Thổ Chu, gi.ế.t người, cướp của và thất bại ý đồ chiếm đảo Phú Quốc, bọn chúng đã cho quân xâm lấn vùng đất sông Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum. Đêm 3/1/1976, chúng lại cho quân vào làng Sộp đốt hết buôn, cướp phá tài sản và bắt đi 130 người dân làng này.
Ngày 25-2-1976, lính Pol Pot bất ngờ tập kích vào đồn biên phòng số 8 tỉnh Đắk Lắk.
Đến tháng 6-1976 Campuchia tăng cường lực lượng vũ trang ra sát biên giới xàm canh, lấn đất ở các tỉnh Long An, Tây Ninh, Sông Bé… với hành động khiêu khích như bắn vào đội tuần tra biên phòng của ta, uy hiếp nhân dân ta làm ăn, đi lại trên các sông rạch, tổ chức những cuộc tập kích, đốt phá, bắt cóc, cài mìn, ném lựu đạn gây sát thương cho nhân dân ta.
Từ tháng 5-1975 cho đến tháng 12-1976, quân đội Campuchia đã vi phạm biên giới ta 356 vụ, làm hàng trăm người ch.ế.t, trên 700 người bị bắt cóc; hàng trăm ngôi nhà bị đốt phá… Tin tức trên các tuyến biên giới, các đồn, trạm biên phòng thường xuyên được báo cáo Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, Bộ Nội vụ, Bộ ngoại giao, Ban Biên giới Chính phủ.
Chứng tích tộ.i á.c d.ã m.an của Khmer Đỏ ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Từ 18 đến 30/4/1978, 3.157 dân thường Việt Nam ở xã này đã bị chúng g.i.ế.t hại d.ã m.an bằng cách: bắn, chém và chặt đầu. (Ảnh: TTXVN)
Những thước phim chân thực về tội á.c ma.n r.ợ của Khmer Đỏ
Ta muốn tránh xung đột, duy trì thiện chí đàm phán hòa bình song bè lũ Pol Pot càng gia tăng sự căng thẳng.
Đêm 3-1-1977, chúng cho quân dùng hỏa lực mạnh tấn công vào đồn 7 và đồn 8 biên phòng Đắc Lắc. Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang đã cử đồng chí Phó Tham mưu trưởng vào hiện trường cùng Bộ Chỉ huy biên phòng Đắc Lắc phân tích tình hình và có kế hoạch đối phó với địch.
Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang đã điều quân chi viện cho các tuyến trọng điểm và có kế hoạch phối hợp với các lực lượng vũ trang các địa phương, cùng quân chủ lực trên toàn tuyến từ Tây Nguyên đến Kiên Giang phối hợp với lực lượng biên phòng đánh địch, cứu dân, đồng thời ra các chỉ thị số 06, mệnh lệnh số 14 và kế hoạch số 13 nhằm tăng cường công tác bổ phòng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ biên giới Tổ quốc.
Được các thế lực bên ngoài trực tiếp chỉ đạo, bọn phản động Pol Pot thực hiện bước phiêu lưu quân sự quy mô lớn trên biên giới Tây Nam. Đặc biệt, với quân đội chính quy và hỏa lực mạnh, chúng đã tấn công đồng loạt cấp sư đoàn vào tuyến biên giới tỉnh An Giang.
Chúng đã huy động một lực lượng pháo binh hạng nặng quét vào vùng Bảy Núi, Ba Chúc, Tri Tôn. Tiến đến đâu chúng gi.ế.t người, mổ bụng, moi gan, chặt đầu và những thủ đoạn phanh thây, xé xác với các dụng cụ dao quắm, lưỡi hái, dao rựa phát nương không kể đàn bà, trẻ con…
Hành động ma.n rợ như thời trung cổ của chúng càng bốc cao lòng căm thù của quân ta, quyết sống ch.ế.t đến cùng với lũ gi.ặc Pol Pot quỷ dữ. Những hình ảnh tội á.c trời không dung, đất không tha ấy đã được các quay phim của Đoàn điện ảnh Công an nhân dân vũ trang thu vào ống kính máy quay phim.
Các đồng chí quay phim của Đoàn như Nguyễn Ngọc Loan, Nhâm Xuân Tiến, Phạm Ướng, Bùi Quỳ, Lê Xuân Bửu, Đỗ Mạnh Đức… đều được trang bị máy quay Camefler 35 ly, Côn-vát 35 ly và Bethllowell 16 ly. Tất cả được vác vai, cầm tay hoạt động liên tục.
Hàng trăm binh sĩ Khmer Đỏ bị quân ta bắt khi chúng xâm lấn biên giới Việt Nam ở 2 huyện Bảy Núi và Tịnh Biên, tỉnh An Giang (19/1/1978). (Ảnh: Nguyễn Dĩnh/TTXVN)
Trong lúc dư luận quốc tế căm phẫn về tội á.c và sự xâm lược của bè lũ Pol Pot đối với Việt Nam thì bộ máy tuyên truyền của “Campuchia dân chủ” lại vu khống ta ở Liên Hợp Quốc là “Việt Nam bành trướng”.
Tên chúa tể Pol Pot thì cao giọng với các nhà báo đến thị sát tình hình để viết bài rằng: “Đất nước chúng tôi chỉ có 7 triệu dân ở không hết đất, thì chúng tôi sang xâm lược, lấy đất Việt Nam để làm gì. Chỉ có Việt Nam xâm lược chúng tôi”.
Với số tư liệu có giá trị quay tại chiến trường ấy, chúng tôi đã được chiếu “tươi” cho Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới Chính phủ xem. Sau đó được trình chiếu cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem duyệt.
Các đồng chí lãnh đạo cấp cao cho rằng: Ở đây có rất nhiều tư liệu quý giá, chân thực, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, đồng thời phản ánh được tội á.c của bè lũ d.i.ệ.t chủng Pol Pot khuyến khích cho quân sang biên giới Việt Nam tàn sát, gi.ế.t ch.ế.t dân thường, gây tội á.c ma.n r.ợ như thời trung cổ. Chúng đã bộc lộ rõ mưu đồ lớn chống phá Việt Nam quyết liệt.
Một lãnh đạo chính phủ nhắc nhở anh em dùng tư liệu thật phản ánh một cách trung thực, khách quan về tội á.c và bản chất của chúng, để hình ảnh nói lên sự thật không thể chối cãi để thế giới biết. Vì vậy, cứ để nguyên tư liệu, tài liệu về việc chúng chặt đầu, moi gan, mổ bụng, đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải của nhân dân ở Châu Đốc, Tri Tôn, Bảy Núi…
Lực lượng quân đội tình nguyện Việt Nam phản kích quân Pol Pot. (Ảnh: TTXVN).
Đồng chí lãnh đạo Bộ quốc phòng nói tiếp: “Chúng bắn phá vô cùng kh.ủ.ng kh.i.ế.p ở dọc kênh Vĩnh Tế, chúng đã dùng pháo bắn cấp tập không tiếc đạn vào dân lành, vào các khu dân cư, rồi cho bộ binh sang bắn gi.ế.t, càn quét hết sức ma.n r.ợ đối với nhân dân ta. Vì thế ta phải chiến đấu quét sạch chúng nó ra khỏi biên giới”.
Sau đó các đồng chí lãnh đạo cấp cao quyết định giao cho Bộ Ngoại giao và Điện ảnh Công an nhân dân vũ trang (tức Điện ảnh biên phòng) làm một bộ phim phản ánh sự thật xảy ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia để đưa ra thế giới.
Được sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Ngô Điền cố vấn, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, bộ phim 3 tập “Một số vấn đề về biên giới Việt Nam – Campuchia” (do biên kịch, viết lời bình Phan Trọng Bằng, đạo diễn: Phùng Bá Gia, Nguyễn Ngọc Loan, quay phim: tập thể phóng viên của Đoàn) đã hoàn thành, in 50 bản lồng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, giúp Bộ Ngoại giao ta phổ biến tại hàng chục nước và chiếu báo cáo tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sự thật được phơi bày, bè lũ Pol Pot bị thế giới lên án xâm lược Việt Nam và dư luận quốc tế gọi chúng là bọn “D.i.ệ.t chủng” kinh tởm của thời Trung cổ đang sống lại.
Đại tá Phan Trọng Bằng, nguyên Đoàn phó Đoàn điện ảnh bộ đội biên phòng, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ tư lệnh BĐBP.
***Tít bài do tòa soạn đặt lại.