Có 1-0-2, bé gái ra đời từ t ử cung người ch ết, nặng 2,55kg, xem cận mặt mới kinh ngạc

Sau khi nằm trong bụng “mẹ” 35 tuần và 3 ngày, bé gái chào đời khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ, cân nặng 2.55kg và được các bác sĩ xác nhận “không có biến chứng”.

Bé là em bé đầu tiên ra đời từ tử cung được hiến tạng từ một người phụ nữ 45 tuổi bị đột quỵ. Trong suốt 8 giờ không có oxy, chiếc tử cung đã tự tồn tại, các bác sĩ cũng không thể ngờ rằng, chiếc tử cung đã giúp cho người phụ nữ nhận tạng hiến có cơ hội được làm mẹ.

Các nhà nghiên cứu, đứng đầu là tiến sĩ Daniel Ejzenberg, đến từ Bệnh viện Đại học Sao Paulo (Brazil), cho biết rất khó để có được tử cung hiến tặng từ một người sống, chưa kể rất nhiều nguy cơ xảy đến cho người hiến. Việc ghép thành công tử cung từ một người chết cho người sống cũng là bước tiến rất lớn của y học nhân loại thời hiện đại. Họ đã thất bại liên tục 10 lần trước khi đạt được thành công này.

Sau khi ghép tử cung cho một phụ nữ 32 tuổi không có tử cung vì bị vô sinh do hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser, các nhà nghiên cứu nhận thấy tử cung không có dấu hiệu thải ghép mà sống trong cơ thể người nhận tốt, cô đã bắt đầu có kinh nguyệt đều đặn. 7 tháng sau khi ghép tạng, trứng của cô đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó được cấy vào tử cung. Cô được xác nhận mang thai 10 ngày sau đó.

Sau 35 tuần và 3 ngày mang thai, cô sinh bé gái khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ. Vào thời điểm hình ảnh em bé được công bố, bé đã được 7 tháng 20 ngày và nặng tới 7,2kg. Hình ảnh của bé được đăng tải trên tạp chí khoa học danh tiếng The Lancet.

Được biết, trên thế giới đã có 39 ca cấy ghép tử cung từ người hiến tặng còn sống và đã có 11 em bé ra đời thành công từ tử cung cấy ghép. Trường hợp cấy ghép tử cung người đã chết cho người sống và mang thai, sinh con khỏe mạnh trên là trường hợp đầu tiên. Điều này mở ra nhiều hy vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn vì không có tử cung hoặc tử cung bị hư hỏng.

Ca ghép tử cung đầu tiên được tiến hành năm 2013 tại Thụy Điển, giúp một phụ nữ bị khiếm khuyết tử cung có thể làm mẹ. Nhưng đây là ghép tạng từ người còn sống. Người hiến phải trải qua thủ thuật cắt bỏ tử cung kéo dài từ 10-12 tiếng đồng hồ. Họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và nguy hiểm tính mạng. Nếu phẫu thuật thành công, họ cũng sẽ mất một khoảng thời gian rất lâu sức khỏe mới có thể hồi phục.

Các ca ghép tử cung người chết cho người sống được thực hiện ở Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ được thực hiện thành công. Nhưng những người phụ nữ được nhận tử cung đã không thể có thai.

Theo các nhà khoa học, tử cung cấy ghép chỉ dùng một lần, cho đến khi người phụ nữ mang thai và sinh con, sau đó tử cung sẽ được loại bỏ. Bởi vì nó có nguy cơ đào thải và nhiễm trùng. Việc sinh thêm con thứ hai từ tử cung cấy ghép cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.