Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ: Hiện là giảng viên trường bay

Tấm gương nghị lực của phụ nữ Việt Nam luôn khiến người khác nể phục như cô gái gốc Việt sau đây đã có hành trình thực hiện ước mơ bay lượn bầu trời vô cùng phi thường, truyền cảm hứng cho cộng đồng.

Đó là câu chuyện của nữ phi công Nguyễn Anh Thư – cô gái gốc Việt từng nổi tiếng với câu chuyện đặt mục tiêu bay vòng quanh thế giới. Hiện tại, Anh Thư đang chuẩn bị cất cánh cho chặng bay 1 mình quanh thế giới sau 2 năm bị hoãn do dịch Covid-19. Chia sẻ trên chương trình truyền hình, Anh Thư cho biết hành trình của cô đến với giấc mơ bay lượn trên bầu trời không hề dễ dàng.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Chân dung phi công Anh Thư – người có câu chuyện truyền cảm hứng về phụ nữ Việt giàu nghị lực.

Anh Thư sinh ra tại Tuy Hòa, Phú Yên đến năm 12 tuổi, cô theo gia đình sang Mỹ định cư. Khi lên đại học, bố mẹ mong muốn cô theo nghề bác sĩ thế nhưng Thư đã chọn học ngành Toán của  Đại học Purdue, Indiana theo diện học bổng. Sau đó, Anh Thư nung nấu ước mơ được làm phi công bay lượn, tuy nhiên gia đình đã không ủng hộ. Để trang trải chi phí học tập đắt đỏ, Anh Thư phải vừa học vừa làm thêm. Không đủ tiền trả cả khóa học nên cô đành chia nhỏ ra, trả học phí theo từng buổi.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Hiện tại, Anh Thư là phi công của một hãng máy bay tư nhân tại Mỹ.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Cô gái gốc Phú Yên có học lực giỏi, từ bé luôn là niềm tự hào của bố mẹ.

“Giấu được 6 tháng thì ba mẹ phát hiện con gái quyết tâm theo đuổi ngành bay, họ không cấm cản cũng không ủng hộ mà lờ đi cho tôi làm theo ý thích. Tôi dạy kèm chỉ được 5 – 6 USD/mỗi giờ thế nhưng trường bay học phí rất đắt 200 – 300 USD/mỗi giờ. Vì vậy tôi đi làm 1 tuần mới đủ học bay 1 lần. Mỗi bằng bay chi phí hết khoảng chừng 500 triệu đến 1 tỷ đồng, chi phí rất đắt” – Anh Thư chia sẻ.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Năm 18 tuổi, Anh Thư bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ làm phi công.

Không ít lần, vì không đủ tiền thuê khách sạn trong thời gian luyện bay, Anh Thư phải ngủ trong xe ô tô. Sau đó, giảng viên trường bay đã cho phép cô ngủ nhờ tại sân bay. Dù cuộc sống gian khổ, không có người thân động viên, ủng hộ thế nhưng cô vẫn quyết tâm không từ bỏ.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Sau lần đầu tiên thử tập bay với máy bay tư nhân, Anh Thư càng thêm quyết tâm với khát vọng bay lượn

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Chi phí học bay rất đắt, cô phải đi dạy thêm 60 giờ mới đổi được 1 giờ ngồi học bay.

Trong 13 năm làm việc trong lĩnh vực hàng không, Anh Thư đã có tổng cộng 10 tấm bằng khác nhau liên quan đến ngành nghề điều khiển máy bay. Đặc biệt, không chỉ là phi công mà Anh Thư còn đang là giảng viên đào tạo các phi công chuyên nghiệp. Tại trường bay, cô cũng là nữ giảng viên gốc châu Á duy nhất.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện Anh Thư là giảng viên đào tạo phi công chuyên nghiệp, cô là nữ phi công cũng là người châu Á duy nhất đảm nhận việc này tại đây.

Ban đầu khi nhìn thấy Anh Thư, nhiều học viên đã vô cùng bất ngờ và có thái độ không thiện chí. Thậm chí có lần cô bị chặn lại yêu cầu xuất trình giấy tờ. Dù gian nan vất vả là vậy, nhưng với Anh Thư chỉ cần được bay, được đứng trên bục giảng nói về đam mê của mình khiến Thư vô cùng hạnh phúc.

Năm 2017, Anh Thư xuất sắc trở thành huấn luyện viên dạy điều khiển máy bay của tổ chức Aircraft Owners and Pilots Association (Hiệp hội các chủ sở hữu và phi công máy bay). Tính đến năm 2022, cô đã đào tạo trên 500 phi công chuyên nghiệp.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Không chỉ thực hiện thành công hàng nghìn chuyến bay, Anh Thư đã đào tạo hơn 500 phi công.

Cô gái từng ngủ nhờ sân bay trở thành phi công tại Mỹ

Giờ đây khi tình hình dịch bệnh đã ổn định, Anh Thư đang bắt tay thực hiện giấc mơ chinh phục bầu trời của mình.

Cách đây 2 năm, Anh Thư bắt đầu lên kế hoạch cho mục tiêu bay vòng quanh thế giới. Dự kiến, cô sẽ bay qua 25 quốc gia với chặng bay dài 50.000km. Theo Forbes thống kê đến năm 2018, thế giới chỉ có 5% nữ giới theo ngành phi công và chỉ có 8 người trong số đó hoàn thành chuyến bay quanh Trái Đất.