Cúng ông Táo giờ nào tốt nhất trong ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất?

Cúng ông Táo giờ nào tốt nhất? Theo chuyên gia phong thủy, ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất là ngày Ất Sửu. Vì thế, nếu tiến hành ở các khung giờ dưới đây, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn.

1. Giờ nào cúng ông Táo tốt nhất năm Mậu Tuất 2018?

Nghi thức tiễn Táo quân về trời là một trong những lễ quan trọng đối với người Việt. Đây không chỉ là lễ cúng để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đối với các vị thần trong nhà mà còn là dịp để gia chủ cầu may mắn cho năm mới.

Ngày nào cúng ông công ông táo 2018 thì phù hợp, cúng ông Táo giờ nào tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

– Cúng ông Táo vào lúc 7 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp

Theo bà Nguyễn Võ Uyên Mi, chuyên gia phong thủy, các gia đình có thể tiến hành cúng ông Công ông Táo vào 7 giờ sáng (giờ để giải hung).

Cúng ông Táo vào giờ này có thể hóa giải những xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời mang tới sức khỏe tốt lành, an khang thịnh vượng.

– Cúng ông Công ông Táo vào lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp

Bên cạnh đó, có thể cúng Táo quân chầu trời vào lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng Chạp. Đây là giờ Tốc hỷ trong ngày.

Đưa tiễn ông Táo về trời khoảng thời gian này thì gia chủ gặp nhiều may mắn, công việc cả năm thuận buồm xuôi gió.

– Nên cúng ông Táo trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp

Ngoài ra, theo Lịch Ngày Tốt, dù bận rộn thế nào đi nữa, các gia đình nên tiến hành nghi lễ cúng khấn, đưa tiễn ông Táo về trời trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp để các Táo kịp giờ trình diện Ngọc Hoàng, báo cáo về những việc trong năm vừa qua.

Cung ong Tao gio nao tot nhat

2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo các chuyên gia

Theo ông Nguyễn Hùng Vĩ, nhà nghiên cứu văn hóa, phong tục thờ cúng ông Công ông Táo là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

– Lễ vật dâng lên các vị Thần này thường bao gồm:

+ Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

+ Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

+ Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

Mam co cung ong cong ong tao

– Mâm cỗ cúng ông Ông công Táo gồm:

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

+ Mâm cỗ mặn:

1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

+ Mâm cỗ chay (ngọt):

1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống

3. Văn khấn ông Công ông Táo chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :…………………… Ngụ tại :………………

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Trong năm sai phạm , các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.