Đặng Lê Nguyên Vũ và Chủ tịch Hoa Sen: Đều ở ẩn, “đi tu”, để lại ngàn tỷ cho “thế lực” này
Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen từng khiến dư luận xôn xao khi “dẹp” cả sự nghiệp đỉnh cao với khối tài sản khổng lồ để lên núi ở ẩn hay “xuống tóc” quy y. Đặc biệt, cả 2 có cách cho kế thừa tài sản vô cùng đặc biệt.
“Vua cà phê” lên núi ở ẩn
Không chỉ nổi đình đám với vai trò người đứng đầu thương hiệu cà phê Trung Nguyên cùng khối tài sản khổng lồ hay vụ tranh chấp với bà Lê Hoàng Diệp Thảo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn khiến dân tình “nhớ mặt gọi tên” bằng hành động khác người: Quyết định lên núi ở ẩn.
Cụ thể, thời điểm chính xác là vào cuối năm 2013, vua cà phê với diện mạo như 1 tu sĩ, tự xưng là “Qua”, rồi gọi mọi người là “người anh em”. Địa điểm ‘tu tập” của vị đại gia và nhóm người được xác định ở núi M’drăk, Đăk Lăk.
Trước sự ngỡ ngàng của công chúng, vị đại gia đã quyết định lên báo giới chia sẻ rõ ngọn ngành. Chủ tịch Trung Nguyên cho biết, vào thời điểm ấy, ông cần một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn nên mới chọn xa cuộc sống xô bồ ở dưới xuôi.
Sau 5 năm tu tập, vào đúng sự kiện kỷ niệm thành lập 22 năm Tập đoàn Trung Nguyên và ra mắt hệ sản phẩm cà phê mới (2018), ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện trong một diện mạo cực kỳ lạ lẫm. Không vest lịch lãm, vị đại gia khoác lên người áo dài đen, quần lĩnh trắng rộng, cổ quấn khăn rằn. Với phong thái tay chắp lưng cùng cách xưng hô “Qua” và “người anh em”.
Điều đặc biệt hơn, “Vua cà phê” còn tự hào tuyên bố mình đã có lời giải cho tất cả câu hỏi trên thế giới, đồng thời khẳng định sẽ nhanh chóng dẫn dắt Trung Nguyên trở thành tập đoàn thống lĩnh toàn cầu.
Gần đây, hang đá mới – nơi vị đại gia đang tu tập đã được tiết lộ với truyền thông. Trong đó, đáng chú ý mọi tiện nghi của cuộc sống hiện đại như tivi, wifi… hoàn toàn bị cắt bỏ. Không gian đúng trở về như thời xa xưa, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Nếu có bất kỳ thông tin nào muốn truyền tải, ông Vũ sẽ nhắn tin cho tổ trợ lý để hỗ trợ. Cách điều hành này giúp ông có thể yên tâm thông linh với đất trời ở nhà hang.
Khi được hỏi về khối tài sản khổng lồ bao gồm tài sản, cổ phiếu, xe sang sẽ do ai nắm giữ, vị chủ tịch Trung Nguyên liền giảng giải: “Tới một lúc nào đó tiền không có ý nghĩa gì hết. Để làm gì đâu? Không làm gì cả. Cuộc đời một người, nếu đóng góp được cà phê triết đạo, lan toả khắp thế giới, thì đóng góp vậy cũng là nhiều rồi!”.
Do vậy, vị đại gia này khẳng định khối tài sản sau này sẽ dành mục đích cho thanh niên khởi nghiệp.
Đại gia Lê Phước Vũ
Ông Lê Phước Vũ hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen. Năm 2001, với số vốn tích góp trong suốt 7 năm lăn lộn, ông thành lập Công ty CP Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng và 22 nhân viên, sản xuất các sản phẩm tấm lợp kim loại, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm và các loại vật liệu xây dựng khác.
Năm 2003, Hoa Sen đưa vào hoạt động nhà máy cán tôn mạ màu, công suất 45.000 tấn/năm. Đến năm 2007, công ty nâng công suất dây chuyền tôn mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm, khánh thành nhà máy thép cán nguội công suất 180.000 tấn/năm. Cũng trong năm 2007, Công ty CP Hoa Sen được đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen. Tháng 11/2008, cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) với mã chứng khoán HSG.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Hoa Sen hiện đã trở thành công ty hàng đầu trên thị trường tôn thép ở Việt Nam.
Khi Hoa Sen đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, ông Lê Phước Vũ bắt đầu dành thời gian cho Phật pháp. Theo chia sẻ, hồi nhỏ, ông thường xuyên lên chùa nhưng khi đó chưa có đức tin. Sau nhiều biến cố của cuộc sống, ông đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ: “Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người”.
Chủ tịch Hoa Sen chính thức quy y Tam Bảo vào tháng 7/2020. Sau đó, ông tuyên bố “lên núi ở ẩn” và gần như không xuất hiện trên truyền thông. Hiện cứ mỗi 1 – 2 tháng ông mới từ trên núi xuống thành phố họp một lần, còn lại trao đổi công việc qua điện thoại. Sự vắng mặt ngắt quãng hiện tại, theo ông, là để tập cho đội ngũ bên dưới cách tự vận hành. Ông cho biết sau khi xuất gia sẽ không can dự vào hoạt động kinh doanh mà chỉ là lãnh đạo tinh thần của tập đoàn.
Chia sẻ với cổ đông tại đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Hoa Sen vào tháng 3/2023, ông Lê Phước Vũ nhắc lại tuyên bố rút khỏi Tập đoàn Hoa Sen để xuất gia vào năm 2026, được chia sẻ lần đầu cách đây hai năm. Ông từng cho biết đây là ước mong từ năm 30 t.uổi, không gì có thể lay chuyển và đã mua đất, xây chùa ở Lâm Đồng để chuẩn bị cho kế hoạch này.
Tại đại hội, Chủ tịch Hoa Sen cũng khiến cổ đông bất ngờ khi tuyên bố sẽ chuyển toàn bộ cổ phiếu đứng tên mình vào một quỹ phi lợi nhuận mang tên Đại Tùng Lâm Hoa Sen. Với hơn 104 triệu cổ phiếu HSG ông Vũ đang nắm giữ, khối tài sản này theo giá thị trường khoảng 1.800 tỷ đồng.
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen tiết lộ lý không để lại tài sản cho con cháu bởi muốn họ hiểu việc kiếm được đồng tiền phải đổ mồ hôi nước mắt thế nào mà biết quý trọng, biết đồng cảm với người nghèo kẻ khổ.