Dịch Covid-19 : Du Học Sinh nên ở hay về ? Những gì cần chuẩn bị ?
Sars cov2 là virus gây viêm phổi chủng mới mà chúng ta chưa biết hết về cơ chế sinh bệnh cũng như những tác hại ngắn hạn và lâu dài trên cơ thể người nhiễm, chúng ta cũng chưa lường trước được các biến chủng và đường lây.
Theo những thông tin ban đầu từ giới chuyên môn, tôi cho rằng ta đừng nên chủ quan cho rằng virus này cũng như cảm cúm thông thường, nhiễm xong có vài người chết do viêm phổi, xong rồi thôi cứ tự nhiên như bình thường chẳng có gì phải xoắn cả lên.
Vâng, có thể họ đúng, nhưng ngày càng có nhiều cảnh báo về các biến chủng của Sars Cov2 – và sự biến chủng này sẽ dẫn đến thay đổi về đường lây truyền, cách lây truyền mức độ độc tính và cách gây bệnh. Và như vậy, vaccin sẽ là một khái niệm xa vời. Nếu Sars Cov2 chỉ đơn giản gây cúm và gây tử vong khoảng 3-4 % thì không có gì đáng nói, trừ việc nó gây quá tải cho hệ thống y tế cả các cường quốc trên thế giới như một cơn lũ quét.
Đã có không dưới một lần tôi đọc thấy cảnh báo của các bác sĩ từ Vũ Hán, Hồng Kông và Italia, rằng sau khi Sars Cov2 gây viêm phổi và hồi phục, sự tàn phá của virus đối với lá phổi của bạn không phải là tầm thường, bạn có thể vượt qua cửa tử, nhưng sẽ không còn là bạn trước kia, do những tổn thương phổi này, chức năng của phổi sẽ bị ảnh hưởng khoảng 20 -30%. ngoài phổi ra, chúng ta còn nhiều điều chưa biết.
Tôi bất đồng với quan điểm chống dịch của các nước Châu Âu, khi mà thủ tướng Đức tuyên bố tỉnh rụi là khoảng 70% dân số Đức sẽ nhiễm Sars Cov2, và Thụy Điển cũng vậy. Họ cho rằng dân chúng cần được nhiễm bệnh để tạo ra kháng thể tự nhiên trong cộng đồng, ai yếu thì chết. Và họ không cho người dân đeo khẩu trang. Họ đi theo suy nghĩ rằng đeo khẩu trang là nhiễm bệnh. Rồi dân tình ném những cái nhìn nghi ngại bất an về phía những người đeo khẩu trang, thậm chí mắng chửi, miệt thị, thượng cẳng chân hạ cẳng tay…
Rồi họ mua vé đi du lịch mà không thèm phòng hộ cá nhân, thản nhiên gieo rắc virus đến các quốc gia khác. Họ quá chủ quan khi cho rằng Sars Cov 2 chả là cái đinh gì sất, họ khỏe và cơ thể họ sẽ tiêu diệt hết chúng.
Nếu bạn là bác sĩ, tôi tin rằng bạn không thể lạc quan một cách hồn nhiên như vậy. Chiến tranh, sợ nhất là địch trong tối ta ngoài sáng, y học sợ nhất là không hiểu rõ bệnh nhân mắc bệnh gì diễn biến như thế nào, tiên lượng ra sao.
Cuộc chiến với Sars Cov 2 chính là cuộc chiến ấy, cuộc chiến với một kẻ thù mà bạn chỉ nhìn thấy được nửa khuôn mặt. Tôi không phải là kẻ bài xích ngoại lai, nhưng tôi thất vọng với cách họ đang làm.
Chúng ta đều biết rằng Sars Cov2 đang gia tăng ở Châu Âu với tốc độ chóng mặt theo cách mà họ muốn, chúng ta cũng biết rằng kinh phí điều trị ở Châu Âu có sẽ là gánh nặng nếu bạn không có bảo hiểm y tế. Bạn cũng hoàn toàn hiểu không dễ gì tiếp cận với bs ở Châu Âu trừ phi bạn đang trong trường hợp cấp cứu.
Nếu bạn sống ở nước ngoài, bạn hiểu ngay những điều tôi nói, một cái hẹn với bs bạn cần book trước từ 3 tháng, và nếu bạn sốt hay tiêu chảy bạn đặt hẹn khẩn cấp, bs sẽ hẹn bạn 3-5 ngày, khi gặp được bs bạn đã sắp khỏi hoặc đang nặng lên.
Đối với Sars Cov 2, bạn sẽ không được kiểm tra nếu nghi nhiễm nhưng trông vẫn khỏe, bạn phải tự cách ly, hay là được vô waiting liếu trôngst n có vẻ hơi nghiêm trọng, xong bạn về nhà chờ và lo. Đặc biệt nếu bạn là du học sinh, ngoài nỗi lo học hành, bạn rất lo phạm pháp và lo bị ốm.
Nếu bạn lỡ bị nhiễm, bạn sẽ khởi phát một đợt stress với cô đơn chơi vơi, và kết quả là hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm. Mà hệ miễn dịch suy giảm thì khả năng đẩy lùi virus sẽ suy giảm theo. Còn nếu bạn chịu stress giỏi, thì ok bạn cứ bình tĩnh mà chiến đấu.
Có nhiều người hỏi tôi rằng, du học sinh nên ở hay về, xin thưa tôi chịu chúng ta sẽ tự quyết định, nhưng tôi đứng trên quan điểm của một bác sĩ, cũng là một phụ huynh thận trọng, luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, để sẵn sàng cho tình huống không xấu hơn.
Chuẩn bị ở lại:
1. Có thể phải ở trong phòng rất lâu, thường khoảng 3 tháng mà không bị stress.
2. Biết phòng hộ cá nhân bao gồm khẩu trang, rửa tay, thay quần áo khi buộc phải ra ngoài, ăn uống đủ dinh dưỡng, tích trữ đủ thức ăn, dọn rửa nhà thường xuyên, lau sạch tất cả bao bì thức ăn khi mua về, sấy hoặc phơi nắng chúng, luôn ăn chín. Tập thể dục đều đặn.
3. Liệt kê và mua những thứ cần dùng trong 3 tháng để không phải đi siêu thị, vì mua càng sớm nguy cơ lây nhiễm càng thấp. mua nhiều hạt để ủ làm giá và các loại rau mầm. các loại củ và quả để được lâu nên mua nhiều. bí đỏ trái nhỏ có thể để tầm 2 tháng, khoai cũng vậy, cà rốt khoai tây và các loại kim chi, măng, có thể để khá lâu.
4. Thuốc dùng cá nhân hàng ngày và thuốc thiết yếu luôn có sẵn phòng khi ốm không phải ra ngoài. Các dung dịch rửa tay, mắt, mũi có đủ. Mua thuốc thông thường như hạ sốt, vitamin, chống dị ứng, tiêu chảy. luôn có cồn và muối trong nhà. Cồn dùng để sát khuẩn hàng hóa tránh lây nhiễm. Muối có thể dùng để sát khuẩn và pha chế các dung dịch uống bù nước khi tiêu chảy hoặc sốt, muối cũng có thể dùng để ngâm rửa rau quả sống nếu bạn thèm quá hoặc được cho tặng. Mua thêm ít bông băng gòn gạc.
5. Đảm bảo bận rộn trong thời gian 3 tháng, tìm việc để làm như vẽ tranh, làm thơ, viết truyện, sáng tác nhạc, học một ngoại ngữ mới…
6. Đảm bảo có đủ người trò chuyện trong 3 tháng và có 3-5 người ở nước sở tại để cầu cứu khi cần.
Chuẩn bị về
1. Hành trang:
a. Cồn hoặc nước rửa tay khô chai tối đa 100 ml 1 chai/ 5 giờ bay
b. Xà phòng rửa tay hoặc xà phòng tắm 1 chai nhỏ phòng khi trên máy bay hết.
c. Khăn giấy khô 1 gói / 5 giờ bay
d. Khăn giấy ướt
e. Khẩu trang y tế 2 cái/ khẩu trang giấy hoặc vải 4 cái/ 5 giờ bay
f. Dây cột tóc và nón trùm đầu 1 bộ/ 5 giờ bay
g. Khăn quàng cổ 1 chiếc/ 5 giờ bay
h. Quần áo mặc ngoài 1 bộ/ 5 giờ bay
i. Mắt kính to
j. Túi nylon nhỏ 3-5 cái
k. Túi nylon lớn
l. Khăn choàng hoặc giấy tạp chí cũ 1 cái/ 5 giờ bay, 1 cái/ 1 transit.
m. Bình đựng nước ( xin – mua nước ở sân bay)
n. Snack
o. Thuốc, nước muối sinh lý súc miệng 100 ml, và các vật dụng cá nhân thông thường khác
p. Ba lo có 2- 3 ngăn: đồ dùng cá nhân thuốc,,, ngăn đồ sạch, ngăn đồ dơ.
2. Tránh guy cơ lây nhiễm khi đi máy bay.
a. Phòng hộ cá nhân:
– tuyệt đối không tiếp xúc trục tiếp các bề mặt, luôn tiếp xúc gián tiếp qua khăn giấy. dùng 1 lần bỏ.
– rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay: trước khi đeo khẩu trang, sau khi tháo khẩu trang, sau khi lỡ tiếp xúc với khẩu trang, sau khi lỡ chạm vào các vật dụng trên máy bay, sau khi lỡ chạm người khác, trước khi ăn, sau khi ăn. trước khi tiếp xúc cơ thể như cột tóc, thay quần áo, cởi quần áo trong nhà vệ sinh, sau khi chạm vào vật dụng cá nhân như balo, laptop, điện thoại, máy tính bảng… sau khi đi vệ sinh.
– Khẩu trang đã cởi ra thì không tái sử dụng. bỏ khẩu trang đã dùng vào túi nylon nhỏ để sau đó vứt rác.
– Thường xuyên lau mặt bằng khăn giấy ướt, dùng 1 lần bỏ.
– Tóc luôn cột gọn gàng và che kín bằng nón trùm đầu. thay nón trùm đầu mỗi 5 giờ.
– Quần áo mặc 2 bộ. bộ ngoài che kín bộ trong, thay bộ ngoài mỗi 5 giờ theo kiểu cuộn từ trên xuống, từ trong ra, hạn chế tiếp xúc mặt ngoài của quần áo. quần áo mặc ngoài nếu không thể thay tại chỗ ngồi thì thay trong nhà vệ sinh. Thay xong bỏ vô bao nylon cột lại giặt khi hạ cánh. nhớ rửa tay sau khi cởi quần áo cũ trước khi mặc quần áo mới.
b. Xử lý tình huống khác:
– Xịt sát khuẩn bồn cầu và chờ ít nhất 3 phút trước khi ngồi xuống bồn cầu. trong thời gian chờ rửa tay bằng xà phòng trước khi dùng tay cởi quần áo
– Xịt sát khuẩn sau khi đi xong để tránh lây bệnh cho người sau nếu bạn lỡ nhiễm bệnh
– Mang theo chai đựng nước tránh uống chung ly trên máy bay.
– Ăn thức ăn nóng không ăn đồ nguội.
– Dùng khan giấy mang theo không dùng khăn giấy trên máy bay
– Lau sạch bàn ăn trước và sau khi ăn bằng khăn giấy ướt
– Lót giấy báo trước khi ngồi vào ghế máy bay hoặc ghế transit, xong rồi cuộn vứt đi, cuộn mặt ngoài ( mặt tiếp xúc với ghế) vào trong. Rửa tay ngay sau đó. Nếu ngại dùng giấy báo thì dùng áo thun hoặc khăn choàng dùng xong bỏ bịch nylon cột lại bỏ vào balo ngăn đồ dơ.
– Thường xuyên lau mặt bằng khăn giấy ướt hoặc cồn 70 độ, lau mắt kính trước khi đeo lại vào mặt.
– súc họng bằng nước muối khò 3 lần, ngậm 1 phút trước khi ngủ và sau khi thức dậy.
c. Transit: tránh di chuyển nhiều khi transit, tốt nhất là ngồi gần cổng kế tiếp. trong quá trình transit cũng như ở trên máy bay tuyệt đối tránh nói chuyện để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm hoặc phát tán virus. Luôn áp dụng phòng hộ cá nhân như trên máy bay.
d. Hạn chế mua đồ ăn, đồ lưu niệm, trao đổi tiền… tiền nhận lại từ các cửa hàng phải khử khuẩn bằng cồn hoặc nước rửa tay và để khô tự nhiên. Thẻ ATM cũng vậy.
e. Luôn chuẩn bị đủ nước uống
f. Passport và các loại giấy tờ: bỏ vào túi zip và để ngăn đồ dơ, xử lý sau khi hạ cánh. rửa tay sau khi cầm nắm các loại giấy tờ passport.
3. Nguy cơ bị cách ly
a. Cách ly ở VN khá tốt, bạn nên oder thức ăn ở ngoài vào nếu được phép và để quỹ tiền ăn lại cho chương trình chống dịch, vì chắc chắn bạn sẽ rất nhớ món ăn quê hương ?
b. Tranh thủ kết bạn và tìm người yêu nhé ?
c. Lên chương trình làm việc, nghỉ ngơi
d. Sống chậm lại để nhìn lại và cảm nhận về bản thân
4. Cảm thấy là gánh nặng cho đất nước:
Sẽ không là gánh nặng nếu bạn cố gắng phòng hộ tốt và không để bị nhiễm, còn nếu lỡ nhiễm thì bạn nên hiểu rằng bạn cũng đã cố hết sức nhưng không thành công.
Sau này bạn sẽ thấy yêu đất nước mình hơn, đừng quên giúp đỡ đồng bào mình khi học hành thành tài.
CÁC BẠN GÓP Ý THÊM NHÉ, CÁM ƠN ĐÃ ĐỌC.
Chúc các bạn may mắn và lựa chọn đúng.
Nguồn: https://www.facebook.com/vanhkhuyen.truong/posts/1404212329740346