ĐIỀU DƯỠNG ơi… em đừng khóc!

Điều dưỡng Viên phải làm việc quần quật cả ngày ở bệnh viện, về nhà dẫu mệt mỏi vẫn phải chạy đua với trăm nghìn công việc không tên. Đọc để thêm thấu hiểu nỗi lòng, để cảm thông và để thấy được sự hy sinh cao cả của những người “hùng thầm lặng”.

Ý thức hơn ranh giới giữa sự số.n.g và cái ch.ế.t

“Chưa bao giờ Thủy thấy ranh giới giữa sự số.ng và cái chế.t lại mong manh như vậy”, đó là lời kể của nữ Điều dưỡng Viên tên Thủy. Vào thời điểm này của 5 năm trước, cô thực hiện ca trực đêm đầu tiên của mình ở BV Bạch Mai, Hà Nội. Bệnh nhân đang ở trạng thái bình thường bỗng có những dấu hiệu bất thường, khó thở, co giật rồi tim ngừng đập.

Những biểu hiện diễn biến quá nhanh khiến chị không kịp trở tay. “Chân tôi cứng lại, tay vẫn cầm ống tai nghe đo huyết áp”, cô điều dưỡng khi ấy còn rất trẻ, kể về ca trực đáng nhớ nhất của mình. Sau giây phút ấy, cô tự ý thức hơn về nghề nghiệp của mình, tự nhủ lòng phải cố gắng nhiều hơn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hiện, Triệu Thu Thủy, 26 tuổi, làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai – một trong những bệnh viện lớn nhất ở miền Bắc, có rất đông bệnh nhân. Riêng khoa của chị, mỗi ngày có đến 200 ca, trong đó 70% là ca nặng nên áp lực của đội ngũ y bác sĩ càng lớn.

Cơ duyên với nghề

Ước mơ trở thành giáo viên không thành hiện thực khi cô thi trượt vào trường Đại học sư phạm, thủy bỗng “nhảy” sang ngành y dù chưa một lần nghĩ mình sẽ học nghề này. Từ một người không biết gì về điều dưỡng, y tá; chưa từng đến bệnh viện; không có người nhà làm trong ngành Y, Thủy lại quyết định thi vào trung cấp y. Mới ngày nào, nay đã 5 năm theo nghề.

Ảnh mình họa.

Gia đình và người thân đều cảm thấy yên tâm vì có Thủy làm trong ngành, đặc biệt cô có thể xin được vào viện làm ngay từ khi ra trường. Trái ngược với sự háo hức của người nhà là suy nghĩ về những khó khăn vất vả mà mình sắp phải vượt qua của Thủy.

Nặng lòng với nghiệp

Thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Một ngày làm ở bệnh viện là 9 – 10 tiếng và chăm sóc hơn 100 người bệnh mỗi ngày. Khoa hồi sức cần chăm sóc toàn diện, điều dưỡng phải thực hiện từ A – Z cho người bệnh: tiếp nhận, vệ sinh răng miệng, thay bỉm, cho ăn, hút đờm,…phải theo dõi diễn biến liên tục mà không có sự giúp đỡ của người nhà.

Đặc biệt, giấc ngủ đêm trực ở bệnh viện hầu như cứ chập chờn, đôi khi vừa nhắm mắt được vài ba phút thì tiếng còi cấp cứu vang lên và tất cả đều bật dậy nhanh rồi ai nấy lại tất bật với công việc.

Các điều dưỡng thường được nghỉ từ 11h30 đến 13h 30 phút. Hầu hết đều mang cơm ở nhà đi rồi đến viện ăn cùng nhau trong phòng nghỉ. Ăn uống khẩn trương để chợp mắt lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc vào buổi chiều.

Điều dưỡng Viên phải nắm bắt rõ tâm lý của bệnh nhân, phải xử lý linh hoạt trong mọi tình huống, xử trí nhanh, kịp thời khi người bệnh gặp triệu chứng bất thường. Ngoài ra họ cũng nắm rõ các loại thuốc, tên thuốc, liều lượng và tác dụng phụ của chúng để tư vấn chính xác.

“Con người ta trời sinh ra tính, không ai giống nhau; khi mắc bệnh lại càng khó” chị Thủy chia sẻ. Không những vậy, điều dưỡng còn là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh và người nhà, nhất là trấn an họ trong những ca cấp cứu nặng để họ không cuống cuồng.

Công việc quần quật, thường xuyên phải chịu đựng những bực bội, cáu gắt vô cớ của nhiều bệnh nhân cùng người nhà khiến chị nhiều lúc khóc thầm. “Ai cũng mong nhanh đến ngày nghỉ để nghỉ ngơi, còn ở viện càng vào ngày nghỉ thì công việc lại càng bận rộn”, Thủy tâm sự.

Chia sẻ về “nghề cao quý”, một nam đồng nghiệp của chị Thủy chia sẻ: ở bệnh viện, mọi công việc nặng nhẹ đều chia đều nhau nên nhiều lúc thấy thương điều dưỡng nữ chân yếu tay mềm vô cùng. Anh còn ví von nghề này chính là nghề bán mồ hôi mua nụ cười, dù công việc có vất vả cực nhọc thế nào thì họ vẫn luôn phải niềm nở, tươi tỉnh, đó chính là “liều thuốc bổ” cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, chị Thủy lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc và may mắn vì có chồng luôn đồng hành cùng chị. Anh cũng là một điều dưỡng viên. Hàng ngày, hai vợ chồng cùng thức dậy, hỗ trợ nhau công việc nhà, bảo ban nhau làm tốt việc chăm sóc bệnh nhân. Lúc mệt mỏi cực nhọc, họ cùng nghĩ về gia đình để tăng thêm động lực sống trọn tâm huyết với nghề.

Ở bệnh viện, các đồng nghiệp cũng thường động viên nhau làm việc. Nhiều lúc cùng góp gạo thổi cơm chung, tổ chức tiệc nhỏ,…Những hành động tuy đơn giản nhưng giúp họ xích lại gần nhau hơn, làm nên sức mạnh để chống chọi với khó khăn. Dù thế nào, chị Thủy vẫn cảm thấy yêu nghề và không bao giờ hối hận khi dẫn thân vào nghề này

Theo Cao đẳng y tế Phạm Ngọc Thạch