Định cư tại Mỹ dễ hay khó ?
Điều kiện định cư Mỹ dễ hay khó? Bằng cách nào? Cần bao nhiêu tiền? Cũng như các hình thức định cư Mỹ mới nhất hiện nay giúp bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Xã hội ngày càng phát triển nên con người cũng bắt đầu hướng đến lối sống văn minh, tiến bộ hơn và các nước phương tây luôn là ước mơ của rất nhiều người. Bất cứ ai cũng mong muốn được sang Mỹ sinh sống và làm việc, tuy nhiên cuộc sống tại một đất nước xa lạ, bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa không phải là điều dễ dàng hơn nữa quá trình xin visa định cư cũng gặp nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt dân nhập cư của Mỹ hiện nay. Để được định cư Mỹ các bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của một trong những loại visa định cư cụ thể mà đất nước này đưa ra. Vậy làm sao để được định cư ở Mỹ, các diện định cư Mỹ hiện nay,….tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết dưới đây giúp các bạn giải đáp được thắc mắc của bản thân, mời mọi người cùng tham khảo nhé.
1. Tại sao nhiều người muốn đi định cư Mỹ
1.1. Nước Mỹ là một miền đất hứa
Nước Mỹ một siêu cường quốc lớn của thế giới, nơi có nền kinh tế phát triển, năng động bậc nhất. Nơi đây còn đào tạo ra nhiều nhân tài với hệ thống các trường đại học được xếp loại hàng đầu thế giới. Trong danh sách 100 trường thì nước Mỹ chiếm 46 trường. Nhờ đội ngũ những người nhà kinh tế tài ba nhất, những nhà khoa học xuất chúng nhất, những nghệ sĩ xuất sắc nhất… tất cả hội tụ về đây đã tạo nên một nước Mỹ phát triển mạnh mẽ.
1.2. Nền văn minh, dân chủ
Là một quốc gia mà công dân được tự do ngôn luận, tiếng nói của người dân rất được coi trọng. Người Mỹ cũng rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật, sẵn sàng lên án những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức xã hội. Họ cũng đề cao cái tôi cá nhân, tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người. Bảo vệ quyền lợi cho công dân, đặc biệt là người già và trẻ em.
1.3. Môi trường sống lý tưởng
Nhiều nước đang đứng trước những vấn đề cấp bách như ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó tại nước Mỹ môi trường sống rất tốt: không khí trong lành, đảm bảo an ninh nhất, không phải lo lắng về các vấn đề y tế, giáo dục… Những điều mà nếu có tiền chưa chắc đã mua được ở nhiều nước.
2. Định cư Mỹ khó hay dễ?
Muốn sống được ở Mỹ thì chúng ta phải thực sự làm việc chăm chỉ, đồng tiền chúng ta nhận được sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra và không có chỗ cho những người lười biếng. Từ đó tạo ra sự thay đổi tích cực hơn trong lối sống đối với những ai vừa đặt chân đến nước Mỹ. Điều hay nhất trong văn hoá ứng xử giữa người với người tại Mỹ chính là không có chuyện làm khó khách hàng để đòi thêm tiền cho một dịch vụ tốt hơn.
Sang Mỹ sinh sống, cái trở ngại đầu tiên là tiếng Anh. Không có tiếng Anh thì đi đâu làm gì cũng vướng vấp, trở ngại nhưng đó cũng không phải là vấn đề quá to tát vì ngày nay người Việt định cư tại Mỹ chiếm tỉ lệ khá cao và nếu như chúng ta có gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ thì bang California là lựa chọn hợp lý nhất cho những ai mới sang Mỹ. Tại đây thì hầu như các món ăn hay đồ dùng gì bên Việt Nam thì California hay Little SaiGon đều có cả và chúng ta có thể giao tiếp mua bán một cách dễ dàng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tiếp đó là tuổi tác và công việc. Thường thì việc làm chia thành 2 loại: trí óc và tay chân. Các cô chú lớn tuổi sang Mỹ rất đau đầu về khía cạnh công việc. Vì khi làm những công việc chân tay thì người Việt mình không bằng người gốc Mễ hay gốc Phi mà nhất là tại những thành phố lớn đông dân, thiếu việc làm nên đôi khi sẽ có sự cạnh tranh khá khốc liệt về mức lương. Công việc trí óc thì không hẳn nhẹ nhàng hơn nhưng nó sẽ phù hợp với người Việt Nam chúng ta. Nước Mỹ rất công bằng chúng ta làm nhiều thì sẽ được hưởng nhiều và làm ít thì sẽ được hưởng ít, nhưng phải khẳng định một điều đáng tự hào rằng người Việt chúng ta sống tại Mỹ của những thập niên 80 là những công dân cần mẫn như câu nói hi sinh đời bố để củng cố đời con. Và lớp trẻ người Việt sống tại Mỹ ngày này có trình độ học vấn không thua gì người Mỹ bản xứ.
Về học hành, tuổi nào cũng học được, miễn dốc lòng dốc sức. Chẳng ai cười bạn, cũng không ai soi mói đời tư của bạn. Học ra rồi làm gì? Hiện tại nước Mỹ có tỉ lệ thất nghiệp khá cao. Học ra đôi khi cũng chưa tìm được việc làm ngay, nếu có cũng nằm tại một tiểu bang khác khá xa nơi mình đang sinh sống dẫn đến phải chấp nhận sống xa gia đình. Nó khác xa với truyền thống con cái thường sống gần và phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng mặt tốt của nó là giúp cho con cái chúng ta sẽ có tính tự lập từ rất sớm và không dựa dẫm vào bố mẹ.
Bảo hiểm và chi phí khám chữa bệnh khá cao. Cái vinh dự quốc gia hàng đầu về chăm sóc y tế cộng đồng cũng đi đôi với chi phí y tế cao nhất thế giới. Bảo hiểm sẽ giúp chúng ta giảm nhẹ số tiền khám chữa bệnh. Vì chẳng may không mua bảo hiểm mà gặp sự cố gì thì thật sự khoảng chi trả cho bệnh viện sẽ rất lớn so với số tiền bảo hiểm mà mình nên bỏ ra từ trước. Vậy đi mua bảo hiểm là không phí cũng không thừa nhưng thú thật đối với những ai mới sang Mỹ thì việc mua bảo hiểm cũng là một quyết định cần phải suy nghĩ nhiều.
Ở Mỹ, chúng ta có việc làm, có tiền là sẽ có tất cả. Chỉ cần chăm chỉ làm việc thì chúng ta sẽ có đươc những gì mình mong muốn nhanh hơn so với khi ở quê nhà. Một ví dụ điển hình là để mua được một ngôi nhà, một người nhân viên bình thường lương ba cọc ba đồng thì không thể mua nổi một ngôi nhà tại Việt Nam, vì với mức thu nhập đó thì không biết tới khi nào anh/ chị ấy mới dành dụm đủ tiền để mua nhà trừ khi có sự trợ giúp từ bố mẹ hay một khoản thu nhập bất thường nào đó.
Bên Mỹ có một câu nói rằng “không trả góp không phải dân Mỹ”. Trả góp đây không phải là mô-đen gì hết. Nhưng cái hay của trả góp là mình có cái mình dùng sớm, góp xong nó hư, mình lại góp cái khác. Nhà thì từ ngày đi làm có thu nhập đủ chứng minh với ngân hàng khả năng thanh toán ngôi nhà đó là có thể dọn vào sống. Nhưng nếu chẳng may để mất việc góp không nổi nữa thì ngân hàng sẽ kéo nhà. Có khi góp xong cái nhà thì đầu cũng hai màu tóc rồi.Mình keo cũng được, tiết kiệm cũng được. Nhưng những ai qua đây đi làm rồi va vấp cái công việc tay chân rồi mới biết. Chủ trả lương đáng đồng tiền bát gạo lắm, chứ không có chuyện sáng 9 giờ cafe 4 giờ về mà ăn lương tháng ngon lành như ở Việt Nam.
Định cư Mỹ dễ hay khó là do suy nghĩ và hành động của bạn có muốn hòa nhập và thích nghi với môi trường mới này hay không. Chứ đi Mỹ được cứ đi, đóng thuế được cứ đóng, học được cứ học, giấc mơ Mỹ nằm ở chỗ bạn có chịu dấn thân và chịu “cày” hay không thôi. Đi rồi sẽ sợ, sợ rồi muốn về, nhưng ở quen rồi bảo về thì sẽ chẳng có ai muốn về.
3. Các diện định cư Mỹ
Visa định cư là visa dành cho người dân nước ngoài muốn nhập cư vào Mỹ để sinh sống và làm việc mà không có bất kỳ hạn chế liên quan. Những người nhập cư sẽ trở thành thường trú nhân Mỹ và được cấp thẻ xanh nếu họ có thể chứng minh rằng họ đã đạt đủ tiêu chuẩn của một trong các loại visa định cư cụ thể. Visa định cư được cấp trên cơ sở: các mối quan hệ gia đình (diện đoàn tụ), việc làm, đầu tư, tị nạn, hoặc được lựa chọn trong cuộc xổ số visa đa dạng.
3.1. Visa định cư mỹ diện lao động
Công dân nước ngoài cũng có thể trở thành thường trú nhân Mỹ thông qua chương trình visa định cư lao động. Visa định cư lao động trên cơ sở được lập ra dành riêng cho lao động nước ngoài nhập cư vào Mỹ với mục đích làm việc. Với các đối tượng là người lao động có tay nghề, lao động dạng chuyên gia, lao động phổ thông (Các lao động khác). USCIS cấp khoảng 140.000 visa hằng năm cho diện visa định cư này.
3.2. Visa định cư dựa trên đầu tư
Visa định cư này được khởi xướng bởi quốc hội Mỹ vào năm 1990 với mục đích thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thông qua việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài để tạo ra việc làm cho công dân Mỹ. Với diện này, nhà đầu tư sẽ được cấp thẻ xanh khi hoàn thành các yêu cầu mà chương trình đưa ra. Xem Đầu tư định cư Mỹ diện EB-5 để có thêm cái nhìn tổng quát về chương trình này hơn.
Ngoài ra, còn 1 dạng visa đặc biệt nữa là visa L-1 dành cho các công ty ở nước ngoài muốn đầu tư vào Mỹ. Đối tượng dành cho chương trình này là các nhà quản lí hoặc giám đốc điều hành có nhu cầu sang Mỹ để thực hiện các vấn đề điều hành và quản lí công ty. Visa này là visa không định cư nhưng sau khi qua Mỹ bạn có thể nhờ luật sư di trú tư vấn chuyển sang diện khác để hợp pháp hóa việc định cư vĩnh viễn của mình. Xem thông tin visa này ở Visa doanh nhân L-1
3.3. Visa định cư theo diện đoàn tụ gia đình (FB)
Nhiều người nhập cư trở thành thường trú nhân của Hoa Kỳ bằng cách lấy thẻ xanh thông qua bảo lãnh bởi một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân hợp pháp. Người nhập cư có các thành viên trong gia đình là công dân Mỹ có đủ điều kiện để nộp đơn xin thị thực gia đình. Các thành viên trong gia đình gồm vợ, chồng, con còn độc thân dưới 21 tuổi, hoặc cha mẹ.
– IR-1: Vợ của công dân Mỹ
– IR-2: Con chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ
– IR-3: Con nuôi của công dân Mỹ (ở nước ngoài)
– IR-4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)
– IR-5: Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ
Nếu người nộp đơn xin visa đã cư trú tại Mỹ, thì đơn xin visa gia đình được gửi thông qua sở Công dân và Di trú Mỹ (USCIS).
Đầu tiên, các thành viên gia đình của công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh I-130. Một khi đơn này được sự chấp thuận của USCIS, người nộp đơn phải nộp tiếp đơn I-485 để xin trở thành thường trú nhân. Người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký với Bộ Ngoại giao nếu họ không cư trú tại Mỹ. Sau khi I-130 được chấp thuận, đơn sẽ được gửi đến Trung tâm thị thực Quốc gia. Các ứng viên sau đó được yêu cầu tham dự một cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ ở đất nước của họ.
3.4. Visa định cư diện ưu tiên gia đình
Các thành viên thân thích của công dân Mỹ cũng có thể hội đủ điều kiện để trở thành công dân thường trú. Các thành viên được xét duyệt trong diện này là:
– Family First Preference – Diện ưu tiên gia đình 1 (F-1): Con độc thân của công dân Mỹ.
– Family Second Preference – Diện ưu tiên gia đình 2 (F-2): Vợ, chồng, con chưa thành niên, chưa có gia đình và dưới 21 tuổi.
– Family Third Preference – Diện ưu tiên gia đình 3 (F-3): Con đã kết hôn của công dân Mỹ.
– Family Fourth Preference – Diện ưu tiên gia đình 4 (F-4): Anh chị em của công dân Mỹ
Không giống như visa định cư diện đoàn tụ gia đình, visa định cư diện ưu tiên gia đình có giới hạn về số lượng hằng năm. Số lượng visa F-1 được giới hạn ở 23.400 visa, số lượng visa F-2 được giới hạn ở ở 114.200 visa, số lượng visa F-3 được giới hạn ở 23.400 visa, và số lượng visa F-4 được giới hạn ở 65.000 visa.
Quá trình áp dụng cho các thành viên diện ưu tiên gia đình cũng tương tự như diện đoàn tụ gia đình. Đầu tiên, phải nộp đơn I-130. Sau đó, người nộp đơn phải nộp đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng của họ trở thành thường trú nhân cư trú tại Mỹ. Nếu họ sống bên ngoài Hoa Kỳ, đơn của họ sẽ được xử lý thông qua các Trung tâm thị thực Quốc gia và họ phải trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ nằm trong đất nước của họ.
3.5. Định cư Mỹ đối với lĩnh vực di trú
Cuối cùng là các cá nhân muốn định cư tại Mỹ theo lĩnh vực di trú thông qua các thành viên gia đình hội đủ điều kiện, lời mời làm việc hay nhà tuyển dụng, hoặc một loại mục đích đặc biệt nói chung sẽ được phân loại theo các hạng mục dựa trên một hệ thống ưu tiên. Tuy nhiên, luật Di Trú thường rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục hành chánh pháp lý, để có thể hội đủ các điều kiện di trú vào Hoa Kỳ.
4. Các vấn đề phải quan tâm khi định cư Mỹ:
Muốn sống được ở Mỹ thì chúng ta phải thực sự làm việc chăm chỉ, đồng tiền chúng ta nhận được sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra và không có chỗ cho những người lười biếng. Từ đó tạo ra sự thay đổi tích cực hơn trong lối sống đối với những ai vừa đặt chân đến nước Mỹ. Điều hay nhất trong văn hoá ứng xử giữa người với người tại Mỹ chính là không có chuyện làm khó khách hàng để đòi thêm tiền cho một dịch vụ tốt hơn.
Sang Mỹ sinh sống, cái trở ngại đầu tiên là tiếng Anh. Không có tiếng Anh thì đi đâu làm gì cũng vướng vấp, trở ngại nhưng đó cũng không phải là vấn đề quá to tát vì ngày nay người Việt định cư tại Mỹ chiếm tỉ lệ khá cao và nếu như chúng ta có gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ thì bang California là lựa chọn hợp lý nhất cho những ai mới sang Mỹ. Tại đây thì hầu như các món ăn hay đồ dùng gì bên Việt Nam thì California hay Little SaiGon đều có cả và chúng ta có thể giao tiếp mua bán một cách dễ dàng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tiếp đó là tuổi tác và công việc. Thường thì việc làm chia thành 2 loại: trí óc và tay chân. Các cô chú lớn tuổi sang Mỹ rất đau đầu về khía cạnh công việc. Vì khi làm những công việc chân tay thì người Việt mình không bằng người gốc Mễ hay gốc Phi mà nhất là tại những thành phố lớn đông dân, thiếu việc làm nên đôi khi sẽ có sự cạnh tranh khá khốc liệt về mức lương. Công việc trí óc thì không hẳn nhẹ nhàng hơn nhưng nó sẽ phù hợp với người Việt Nam chúng ta. Nước Mỹ rất công bằng chúng ta làm nhiều thì sẽ được hưởng nhiều và làm ít thì sẽ được hưởng ít, nhưng phải khẳng định một điều đáng tự hào rằng người Việt chúng ta sống tại Mỹ của những thập niên 80 là những công dân cần mẫn như câu nói hi sinh đời bố để củng cố đời con. Và lớp trẻ người Việt sống tại Mỹ ngày này có trình độ học vấn không thua gì người Mỹ bản xứ.
Về học hành, tuổi nào cũng học được, miễn dốc lòng dốc sức. Chẳng ai cười bạn, cũng không ai soi mói đời tư của bạn. Học ra rồi làm gì? Hiện tại nước Mỹ có tỉ lệ thất nghiệp khá cao. Học ra đôi khi cũng chưa tìm được việc làm ngay, nếu có cũng nằm tại một tiểu bang khác khá xa nơi mình đang sinh sống dẫn đến phải chấp nhận sống xa gia đình. Nó khác xa với truyền thống con cái thường sống gần và phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng mặt tốt của nó là giúp cho con cái chúng ta sẽ có tính tự lập từ rất sớm và không dựa dẫm vào bố mẹ.
Bảo hiểm và chi phí khám chữa bệnh khá cao. Cái vinh dự quốc gia hàng đầu về chăm sóc y tế cộng đồng cũng đi đôi với chi phí y tế cao nhất thế giới. Bảo hiểm sẽ giúp chúng ta giảm nhẹ số tiền khám chữa bệnh. Vì chẳng may không mua bảo hiểm mà gặp sự cố gì thì thật sự khoảng chi trả cho bệnh viện sẽ rất lớn so với số tiền bảo hiểm mà mình nên bỏ ra từ trước. Vậy đi mua bảo hiểm là không phí cũng không thừa nhưng thú thật đối với những ai mới sang Mỹ thì việc mua bảo hiểm cũng là một quyết định cần phải suy nghĩ nhiều.
Ở Mỹ, chúng ta có việc làm, có tiền là sẽ có tất cả. Chỉ cần chăm chỉ làm việc thì chúng ta sẽ có đươc những gì mình mong muốn nhanh hơn so với khi ở quê nhà. Một ví dụ điển hình là để mua được một ngôi nhà, một người nhân viên bình thường lương ba cọc ba đồng thì không thể mua nổi một ngôi nhà tại Việt Nam, vì với mức thu nhập đó thì không biết tới khi nào anh/ chị ấy mới dành dụm đủ tiền để mua nhà trừ khi có sự trợ giúp từ bố mẹ hay một khoản thu nhập bất thường nào đó.
Bên Mỹ có một câu nói rằng “không trả góp không phải dân Mỹ”. Trả góp đây không phải là mô-đen gì hết. Nhưng cái hay của trả góp là mình có cái mình dùng sớm, góp xong nó hư, mình lại góp cái khác. Nhà thì từ ngày đi làm có thu nhập đủ chứng minh với ngân hàng khả năng thanh toán ngôi nhà đó là có thể dọn vào sống. Nhưng nếu chẳng may để mất việc góp không nổi nữa thì ngân hàng sẽ kéo nhà. Có khi góp xong cái nhà thì đầu cũng hai màu tóc rồi.Mình keo cũng được, tiết kiệm cũng được. Nhưng những ai qua đây đi làm rồi va vấp cái công việc tay chân rồi mới biết. Chủ trả lương đáng đồng tiền bát gạo lắm, chứ không có chuyện sáng 9 giờ cafe 4 giờ về mà ăn lương tháng ngon lành như ở Việt Nam.
Trên đây là thông tin điều kiện định cư tại Mỹ mới nhất và các hình thức định cư giúp các bạn hiểu hơn về quy định tại đất nước này và có sự chuẩn bị phù hợp giúp nhanh chóng hoàn thành thủ tục định cư. Mỹ là quốc gia phát triển hàng đầu nên rất nhiều người đến học tập và định cư nên nếu có ý định sinh sống tại đây bạn cần chuẩn bị thất kĩ các bước nhé. Chúc các bạn hoàn thành giấc mơ Mỹ của mình!