Góc khuất cuộc sống thực tập sinh Việt ở nước ngoài: Phá thai hay về nước?
Khi một cô gái trẻ người Việt phát hiện mình có thai vào năm ngoái, khi đến Nhật theo dạng visa thực tập sinh, cô phải đối mặt với một lựa chọn oái oăm: “phá thai hay trở về Việt Nam?”.
Theo Hãng tin Reuters, chương trình visa thực tập sinh ở Nhật Bản sẽ có nhiều thay đổi, dẫn tới cơ hội làm việc cho lao động nhập cư bị hạn chế. Dù vậy, quyền lợi của họ được đảm bảo hơn.
Gánh chi phí tuyển dụng đắt đỏ
Bài viết trên Reuters ngày 19-3 bắt đầu bằng một trường hợp đau xót. Khi một cô gái trẻ người Việt Nam phát hiện mình có thai vào năm ngoái, khi đến Nhật theo dạng visa thực tập sinh, cô phải đối mặt với một lựa chọn oái oăm: “Phá thai hay trở về Việt Nam?”.
Cô gái này dĩ nhiên không muốn phá thai, nhưng cũng khó quay về vì không thể trả lại khoản tiền 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng) đã vay mượn để trả cho các nhà tuyển dụng.
Đây là trường hợp điển hình cho các lao động Việt Nam khi phải gánh chi phí tuyển dụng đắt đỏ. Và theo Reuters, những người trẻ Việt Nam – vốn thuộc nhóm lao động nước ngoài phát triển nhanh nhất tại Nhật – sẽ nằm trong số những người bị ảnh hưởng rõ rệt nhất từ chương trình mới sắp áp dụng vào tháng 4 này dành cho các công nhân.
Futaba Ishizuka, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển kinh tế ở Nhật, nói: “Những thực tập sinh từ Trung Quốc đã giảm số lượng vì mức lương ở Trung Quốc đã gia tăng, trong khi ở Việt Nam, người trẻ thất nghiệp nhiều dù học vấn cao, nên lại có rất nhiều người trẻ muốn ra nước ngoài làm việc”.
Trước đây, chương trình thực tập được biết đến rộng rãi như cánh cửa mở ra cho công nhân tại Nhật. Nhưng kèm theo đó lại là vô vàn những báo cáo về tình trạng lạm dụng lao động bao gồm lương thấp hoặc không trả lương, làm việc ngoài giờ, bạo lực và cả lạm dụng tình dục.
Tại Việt Nam trong khi đó cũng tồn tại tình trạng những công ty tuyển mộ vô đạo đức, lợi dụng nhu cầu công việc này để trục lợi, thu phí cao.
Mọi thứ có thể thay đổi khi Chính phủ Nhật áp dụng các quy định mới, mặc dù các nhà hoạt động, học giả hay thực tập sinh đa phần lo ngại những thay đổi ấy sẽ… tiêu cực hơn.
Lấy ví dụ một chi tiết nhỏ, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói về luật mới, ông khẳng định nó “không cấu thành chính sách nhập cư”. Theo phân tích của Akira Hatate, giám đốc Liên minh Tự do dân sự Nhật Bản, điều này gợi mở rằng người lao động sẽ không ở lại lâu dài mà chỉ tạm bợ thôi.
Ông nói: “Nhu cầu của xã hội không được đáp ứng, còn nhu cầu của công nhân cũng không được đáp ứng”.
Thực tập sinh người Việt ở nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô tại Nhật Bản – Ảnh: Nikkei Asian Review
Bỏ việc vì yêu cầu khắt khe
Hệ thống thực tập sinh (trainees system) của Nhật bắt đầu từ năm 1993, với mục tiêu chuyển giao kỹ năng làm việc cho công nhân từ các nước đang phát triển. Nhưng các biểu hiện lạm dụng lao động dai dẳng đã sớm lộ diện.
Năm ngoái, một cuộc tranh cãi diễn ra tại Nhật về các vấn đề lạm dụng này, giữa giai đoạn luật mới ban hành. Đáng chú ý, trong các trường hợp lạm dụng kinh điển nhất có cả việc thực tập sinh tại 4 công ty bị đưa đi làm việc kh ử nhi ễm tại các khu vực bị bức xạ ảnh hưởng ở Fukishima sau thảm h ọa h ạt nh ân năm 2011.
Hai trong số các công ty trên đã bị cáo buộc trả lương không phù hợp và bị cấ m thu nhận thực tập sinh trong vòng 5 năm.
Tổng quan, khảo sát của bộ lao động Nhật hồi tháng 6-2018 cho thấy hơn 70% người lao động dạng thực tập đã vi phạm luật lao động, bao gồm việc làm quá giờ và các vấn đề về an toàn. Trong khi đó, các vi phạm kiểu này ở người lao động nói chung chiếm 66%.
Năm 2017, một tổ chức quan sát được thành lập với tên gọi Tổ chức hoạt động vì đào tạo kỹ thuật cho thực tập sinh (OTIT). Tháng 3 này, OTIT ra một biên bản nhắc nhở các công ty rằng thực tập sinh đang là những người lao động dưới sự giám sát của luật lao động Nhật Bản. OTIT đặc biệt cấm hành vi đối xử thiếu công bằng với công nhân mang thai.
Tuy vậy, các điều kiện khắc nghiệt đã dẫn tới tình trạng hơn 7.000 công nhân thực tập sinh bỏ việc trong năm 2017. Đa phần lý do bỏ việc nằm ở chỗ họ hụt hẫng vì lời hứa hão của dân môi giới việc làm về chuyện lương bổng hoặc giấy tờ. Reuters cho biết một nửa công nhân bỏ việc là người Việt Nam.
Khi bỏ việc, điều trái khoáy là công nhân không được chuyển công ty theo luật. Vì vậy buông công việc tại công ty này ra – trong khi không thể về nước vì còn nợ tiền – họ buộc phải làm “chui” vì visa thực tập sinh không hỗ trợ nữa.
Nguồn: tuoitre.vn