Hai kiểu du học sinh Việt

Du học sinh thường có hai dạng: Xuất thân từ gia đình giàu có và những người tự tìm kiếm nguồn học bổng.

Du học sinh được chia làm hai nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất chiếm đại đa số là những du học sinh có cha mẹ là những người giàu có, có chức vụ và địa vị xã hội cho con đi du học.

Nhóm thứ hai là nhóm thiểu số. Họ là những người thật sự giỏi ở Việt Nam, tự tìm kiếm những suất học bổng để đi du học hoặc đạt những thành tích cao trong học tập. Họ đạt những giải quốc tế và được những trường đại học quốc tế đón nhận.

Bây giờ tôi xin phân tích về hai nhóm du học sinh trên:

Ở nhóm du học sinh thứ hai, đa số các em thường xuất thân trong những gia đình trung lưu trở xuống. Vì điều này nên họ thấy được sự cơ cực của cha mẹ hàng ngày, phải lăn lộn để kiếm được tiền cho con ăn học. Chính vì vậy những du học sinh này quyết tâm học hành thành đạt, để sau này ra trường dễ tìm kiếm việc làm, mong muốn có được đồng lương cao để phụ giúp đỡ cha mẹ và những người thân trong gia đình.

Và đó cũng là ước mơ của họ, các du học sinh đó họ sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Trong người họ không có chỗ cho sự tự do và ích kỷ cá nhân.

Hai kiểu du học sinh Việt - VnExpress

Ở nhóm du học sinh thứ nhất theo tôi thì cũng có hai nhóm. Một nhóm được sinh ra trong gia đình giàu có được cha mẹ cho đi du học. Họ là những du học sinh được cha mẹ nuông chiều, cung cấp đầy đủ tiền bạc ăn học, mua sắm đầy đủ mọi thứ trên đời. Họ không biết quý trọng đồng tiền, tiêu xài hoang phí. Trong tư tưởng họ nghĩ rằng cha mẹ họ phải có trách nhiệm lo cho họ ăn học đầy đủ, còn họ ăn thế nào học thế nào, chơi với ai, làm việc gì là quyền tự do của họ. Họ cho rằng mình là người đủ trưởng thành nên được quyền tự tung tự tại, tự do bay nhảy.

Đôi khi họ còn có những suy nghĩ cực đoan rằng họ đâu muốn ra đời, có họ trong đời này là do cha mẹ sinh ra và như vậy cha mẹ phải có nghĩa vụ lo cho họ. Sự tự do của họ chỉ thỏa mãn sự ích kỷ của cá nhân và không cần quan tâm suy nghĩ của cha mẹ. Không quan tâm đến mọi người xung quanh, họ ca tụng chủ nghĩa tự do mà không biết rằng để có sự tự do của họ thì cha mẹ họ phải quần quật kiếm tiền cho họ ăn học. Họ không nghĩ rằng nếu một ngày nào đó cha mẹ họ không có tiền chu cấp cho họ thì họ sẽ như thế nào. Và tôi kết luận rằng những du học sinh này là những người sống vô trách nhiệm.

Tuy nhiên trong số du học sinh xuất thân trong những gia đình giàu, cũng có những người không ỷ lại. Họ xem tiền của cha mẹ cho họ ăn học là tiền họ tạm vay mượn và họ ý thức được phải chăm chỉ học hành và có ước mơ hoài bão lớn. Họ xem tiền của cha mẹ họ là bàn đạp để cho họ thực hiện ước mơ của họ và xem đó là lợi thế trong xuất phát đầu của đời họ.

Du học sinh về nước: Tại sao phải buồn? | Vietcetera

Họ cũng mong học tốt, làm tốt để kiếm được nhiều tiền phụ giúp gia đình, đóng góp cho xã hội nhưng theo những sở thích và đam mê của họ. Họ tự do thể hiện bản thân mà không muốn đi theo con đường mà cha mẹ định hướng cho họ. Họ là những con người bản lĩnh và có cá tính cũng nhưng sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Cuộc sống tự do của người phương Tây hay cuộc sống đầy trách nhiệm của người Á Đông đều có cái hay của nó. Vấn đề là làm sao ta phải hài hòa hai điều đó, nghĩa là tự do làm điều mình thích nhưng phải sống có trách nhiệm.

Nguyễn Nhật Huy/ Vnexpress