Hồi ức thời thơ ấu của cô gái Mỹ gốc Việt: Tủi thân vì cơm mẹ nấu, khóc vì màu da khác biệt và hành trình tìm về bản thân

“Việt Nam chính là cách cha mẹ đã nuôi dạy tôi, với những cảm xúc có phần cay đắng nhưng cũng có phần ngọt ngào, và trên hết đó là lòng biết ơn”, cô gái người Mỹ gốc Việt chia sẻ.

Tôi là một người Mỹ gốc Việt. Tôi sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng cha mẹ tôi đều là người Việt Nam. Bố tôi thường phiền lòng vì tiếng Việt của tôi không rành rọt. Và giờ đây, tôi ngồi để suy nghĩ về Việt Nam, về nơi quê cha đất tổ, về màu sắc, mùi hương, vị giác và cảm giác.

Việt Nam trong kí ức của tôi và chuyến đi 6 năm trước là mùi trái cây nhiệt đới và cái oi nóng khiến tôi không thể nào quên. Và Việt Nam chính là cách cha mẹ tôi đã nuôi dạy tôi, với những cảm xúc có phần cay đắng nhưng cũng có phần ngọt ngào, và trên hết đó là lòng biết ơn.

Hồi ức thời thơ bé của cô gái Mỹ gốc Việt: Tủi thân vì cơm mẹ nấu, khóc vì màu da khác biệt và hành trình trưởng thành tìm về bản thân - Ảnh 1.

Trong vài năm qua, tôi thấy bản thân ngày càng gắn kết với sắc tộc của mình, đó là việc bảo tồn văn hóa, trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt với mọi thế hệ, các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, tôi đã có một khoảng thời gian khá dài để có thể nhìn thấy rõ về quê hương của mình.

Khi tôi còn học mẫu giáo, tôi khóc vì muốn được trở thành một cô gái tóc vàng, giống như truyện cổ tích Người đẹp ngủ trong rừng. Nhưng mẹ tôi nói rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Tôi lên lớp 1. Vào dịp Halloween, bố mẹ tôi đề nghị tôi hóa trang thành Chị Hằng, một nhân vật trong thần thoại Việt Nam. Rốt cuộc, tôi đã mặc một bộ đồ người ngoài hành tinh và ghen tị với phù thủy, công chúa và Britney Spears.

Hồi ức thời thơ bé của cô gái Mỹ gốc Việt: Tủi thân vì cơm mẹ nấu, khóc vì màu da khác biệt và hành trình trưởng thành tìm về bản thân - Ảnh 2.

Lên lớp 3, tôi có một cuộc tranh cãi với một cậu bé trên xe buýt khi cậu ta nói rằng: “Ít nhất thì mẹ tôi cũng nói tiếng Anh!”. Tôi tức giận. Tôi về nhà trong khi mắt ướt nhẹp vì khóc và kể cho mẹ nghe những gì đã xảy ra. Mẹ tôi cũng khóc, không phải vì một đứa trẻ mũi tẹt đã xúc phạm mẹ, mà vì tôi bị tổn thương về con người của mình.

Và khi tôi lên lớp 4, nhưng món ăn Việt Nam hấp dẫn và lạ miệng không được đón nhận nhiều ở trường học. Vì thế tôi xin mẹ cho tôi ăn trưa ở căn tin trường. Bà có hỏi tại sao, nhưng làm sao tôi có thể nói rằng tôi không muốn ăn đồ mẹ nấu vì những ánh mắt kì thị ở trong giờ ăn trưa? Tôi đành tiếp tục mang theo thức ăn mẹ nấu đến trường, nhưng thường sẽ ăn thật nhanh trước khi bạn bè tôi kéo đến.

Lớp 5, tên của tôi bị nhạo báng. Tôi có tên khai sinh là Vi-Vien Bui. Tên gốc tiếng Việt của tôi là Bùi Trang Vi Viên. Nhưng họ Bùi của tôi đã bị biến thành một cái biệt danh ngốc nghếch.

Hồi ức thời thơ bé của cô gái Mỹ gốc Việt: Tủi thân vì cơm mẹ nấu, khóc vì màu da khác biệt và hành trình trưởng thành tìm về bản thân - Ảnh 3.

Khi lên năm nhất trung học, trong giờ học thể dục, một người bạn Trung Quốc đã nói với tôi rằng: “Cậu thật xinh đẹp vì là một cô gái Việt!”

Lên cấp ba, một cô gái châu Á mà tôi không quen đã nói với tôi rằng: “Da bạn thật trắng. Bạn thật may mắn. Tôi ước gì mình cũng trắng như vậy”. Tôi cảm ơn cô ấy vì câu nói đó mặc dù nó không hẳn là một lời khen với tôi.

Khi là sinh viên năm thứ 2 Đại học, tôi đến nhà một người bạn chơi. Một trong những người anh em của bạn tôi đã thì thầm một điều gì đó về “bệnh vàng da”. Sau đó, tôi còn phát hiện ra rằng họ đã cười nhạo về điều đó cùng nhau.

Tôi không đỗ lỗi cho bất cứ ai vì đã khiến tôi trở thành một người hoàn toàn khác biệt so với con người thật của tôi. Một ngày nọ, người bạn cùng phòng châu Á của tôi nói rằng cô ấy sẽ làm bất cứ điều gì để trông trắng trẻo. Một phần trong tôi hiểu về mong ước của cô ấy. Điều tôi hối hận bây giờ là để bản thân mình trải qua những năm tháng tự ghê tởm bản thân vì màu da.

Hồi ức thời thơ bé của cô gái Mỹ gốc Việt: Tủi thân vì cơm mẹ nấu, khóc vì màu da khác biệt và hành trình trưởng thành tìm về bản thân - Ảnh 4.

Tôi muốn quay lại ngày bé và nói với chính mình rằng ta không cần phải có gò má cao, một chiếc mũi cao. Ta vẫn đáng yêu vì ta thông minh, sáng tạo, tốt bụng. Ta vẫn sẽ phát triển và không ngừng tốt lên mỗi ngày. Tôi muốn nói với bản thân trong quá khứ rằng thật tuyệt khi có thể nói hai thứ tiếng và tôi vẫn có thể giỏi tiếng Anh trong khi có thể trò chuyện với bà của mình.

Tôi cũng muốn bản thân mình trong quá khứ ăn thức ăn của mẹ một cách từ tốn trong giờ ăn trưa và thưởng thức nó mọi lúc vì sẽ chẳng có nơi nào có thể so sánh được. Tôi sẽ kể cho bản thân trong quá khứ về vẻ đẹp của chiếc áo dài, về Chị Hằng và những câu chuyện dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đầy tính lịch sử. Tôi cũng sẽ nhắc tôi ở quá khứ rằng mẹ tôi là người đã dạy tôi nói và đọc tiếng Anh, và đó là lý do tại sau tôi là người duy nhất trong lớp mẫu giáo có thể đánh vần được những từ khó.

Hồi ức thời thơ bé của cô gái Mỹ gốc Việt: Tủi thân vì cơm mẹ nấu, khóc vì màu da khác biệt và hành trình trưởng thành tìm về bản thân - Ảnh 5.

Có thể khi nghe tất cả những điều này, Vi-Vien của quá khứ sẽ không tin. Theo tôi nhớ thì tôi ngày nhỏ rất cứng đầu cứng cổ. Vì thế, tôi sẽ bảo Vi-Vien nhỏ bé hãy chờ đợi. Tôi sẽ nói cho Vi-Vien nhỏ bé rằng cô bé sẽ tự học được những điều này. Một số sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và một số sẽ chìm sâu xuống. Nhưng rồi cô bé sẽ thấy, sẽ hiểu và rồi cô bé sẽ muốn biết thêm. Và rồi cuối cùng, cô bé sẽ nhận ra rằng tất cả mọi thứ tạo ra sự khác biệt cho chính mình.