Israel tấ n cô ng Syria, chọc nhầm “lằn ranh đỏ” hay được Nga “bật đèn xanh”?

Tấ n cô ng Syria là bước leo thang nguy hiểm, nhưng sẽ tốt hơn nếu Israel thực hiện nó ngay bây giờ, khi thỏa thuận h ạt nhâ n vẫn đang giữ Iran khỏi khả năng sở hữu V ũ kh í h ạt nh ân.

 

Trong bài phân tích mang tựa đề “The Assad Regime Won Syria’s Civil War. Can It Survive an Israeli Attack? – Chính quyền Assad thắng trong cuộc nội chi ến Syria nhưng liệu có sống sót trước đòn tấ n cô ng của Israle?”, tác giả Chuck Freilich đã có những kiến giải thú vị về tương lại của Syria và Tổng thống Assad.

Các kịch bản tương lai Syria ảnh hưởng tới an ninh của Israel

Cuộc xu ng độ t Syria đã gây ra nỗi sợ hãi lớn nhất cho Israel, đó là các lực lượng trung thành với Iran hiện diện và đe dọa biên giới nước này. Nếu không có một nước Nga đã hồi sinh cản bước, thì Assad và quân đội của ông sẽ là mục tiêu đầu tiên đối với Israel.

Trong các “đối thủ” chính của Israel trong các cuộc chi ến tra nh quá khứ, Ai Cập và Jordan đã ký hiệp ước hòa bình từ lâu với nhà nước Do Thái để đạt được các nhượng bộ về lãnh thổ cũng như kinh tế.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm "lằn ranh đỏ" hay được Nga "bật đèn xanh"?

Ảnh minh họa

 

Còn tại “mặt trận phía đông”, chính quyền Iraq của Tổng thống Saddam Hussein sụp đổ trong Cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của liên quân Anh – Mỹ còn Syria đã trở thành một địa ngục ch iến tr anh và điều này mặt khác lại tạo cho Israel rất nhiều lợi thế vượt trội.

Đối thủ chính của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) là các lực lượng vũ trang Syria vốn được xây dựng và huấn luyện trong nhiều thập kỷ nhưng đã bị nội ch iến làm cho vỡ vụn. Ngoại trừ lực lượng phòng không, họ không còn là thách thức quân sự lớn đối với Israel.

Israel không còn phải đối mặt với bất kỳ quốc gia láng giềng nào có đủ khả năng và có tham vọng tiến hành chi ến tra nh chống lại họ. Đây là một sự cải thiện đáng kể ở vị trí chiến lược của họ.

Tuy nhiên, tự nhiên sẽ có cách tự cân bằng giữa các kẻ mạnh, và khi Syria tan rã, những đối thủ khác trỗi dậy. Trong 8 năm xu ng đ ột tại Syria, đã có hai kịch bản có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia của Israel.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm lằn ranh đỏ hay được Nga bật đèn xanh? - Ảnh 2.

Máy bay Israel cất cánh từ một căn cứ không quân trong sa mạc

 

Kết quả đầu tiên có thể xảy ra là một Syria do tổ chức Kh ủng b ố Nhà nước Hồi giáo (IS) thống trị tiếp giáp biên giới Israel.

Khả năng kết quả đó có vẻ sẽ không xảy ra bởi các hành động quân sự tiê u di ệt khủ ng b ố tương đối hiệu quả của cộng đồng quốc tế đặc biệt là Nga và Mỹ.

Tuy vậy, do sự hỗ trợ quân sự và kinh tế ngầm của Israel cho các lực lượng đối lập Syria nói chung và cho IS nói riêng, Israel ít bị IS coi như mục tiêu tấ n cô ng hơn là các quốc gia Arab, Mỹ và Phương Tây.

Trên thực tế, IS đã tập trung vào chính các Hoàng gia Sunni ở Vùng vịnh và phương Tây, hơn cả Israel và các quốc gia Shia.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm lằn ranh đỏ hay được Nga bật đèn xanh? - Ảnh 3.

Không kích của Mỹ vào Baghouz, căn cứ cuối cùng của IS ở tỉnh Deir Ezzor, Syria ngày 3/3

 

Kết quả thứ hai có thể là nỗi lo lắng chính của Israel, và nó đang dần thành hiện thực trong thực tế: Syria bị điều khiển bởi đối thủ quan trọng nhất của Israel, Iran.

Trớ trêu thay tin tốt ở đây lại là Syria đã được tái lập như một quốc gia. Một Syria tan rã thành nhiều mảnh sẽ tạo ra một mảnh đất thậm chí còn màu mỡ hơn cho sự mở rộng của Iran và Hezbollah, mà không ai có thể kiềm chế họ.

Tổng thống Bashar al-Assad rõ ràng không muốn bị người Nga hay Iran cai trị và điều khiển, nhưng không có lựa chọn nào khác cho chính phủ Syria bằng cách xoa dịu họ, trong khi cố gắng duy trì độc lập.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm lằn ranh đỏ hay được Nga bật đèn xanh? - Ảnh 4.

Lãnh đạo Iran Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Bashar al-Assad tại Tehran hôm 25/2

 

Nga, thế lực mạnh nhất ở Syria hiện nay, đã được phép sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của quốc giá Trung Đông này trong vòng 50 năm, cung cấp cho họ khả năng phản ứng nhanh trên khắp phía đông của Địa Trung Hải.

Đối với một nước Nga đang tập trung xây dựng mình như một siêu cường mới và cạnh tranh với Hoa Kỳ, kết quả ở Syria đã khôi phục ảnh hưởng của họ trong khu vực. Nó cho phép Nga này trở thành nhân tố cân bằng quan trọng, thay thế một nước Mỹ đang gặp rất nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị.

Đối với Iran, Syria là chìa khóa để đạt được giấc mơ về “lưỡi liềm Hồi giáo Shia”, kéo dài từ Iran, Iraq, Syria, Lebanon và đến Địa Trung Hải và thiết lập sự hiện diện vĩnh viễn của các lực lượng trung thành trên bộ, trên không và hải quân ở biên giới Israel.

Khả năng làm việc này của Iran trên thực tế đang bị cản trở không phải bởi lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và người Kurd ở miền đông Syria mà chính bởi vì hàng trăm cuộc không kích của Israel.

Cho đến nay không kích của Irael được cho đã ngăn chặn tương đối thành công những nỗ lực của Iran.

Israel đã dự đoán sai lầm trong quá khứ, và có thể họ sẽ thất bại trước Iran

Cuộc chi ến tra nh tại Syria vẫn chưa kết thúc, và có rất ít căn cứ để Israel mong đợi tin tốt từ chính phủ nước láng giềng. Syria gần như tan rã do nội chi ến và áp lực của Iran đã chứng minh sự thiếu sót của Israel trong tầm nhìn.

Trong các cuộc đàm phán vào những năm 1990 và 2000, họ tin rằng một thỏa thuận trong đó Cao nguyên Golan sẽ được trả lại cho Syria, là tương đương một nền hòa bình lâu dài. Và thực tế hoàn toàn không như họ nghĩ.

Một viễn cảnh đáng sợ mà Israel có thể phải đối mặt với Iran và Hezbollah ở Syria mà không có vùng đệm Golan đã khiến họ phải suy nghĩ tỉnh táo, cân nhắc rất nhiều về những leo thang nguy hiểm trong tương lai an ninh của nhà nước Israel.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm lằn ranh đỏ hay được Nga bật đèn xanh? - Ảnh 6.

Chiến binh Shia Iraq thuộc đơn vị Kataib Hezbollah tham ch iến tại Syria năm 2018

 

Trong ngắn hạn, Israel đang đối mặt với một tình thế nguy hiểm khi họ tiếp tục leo thang các hoạt động quân sự ở cả 3 phía: Tây (Palestine) – Bắc (Hezbollah) – Đông (Iran-Syria-Hezbollah).

Israel đang chơi một trò chơi tấ n c ông để phòng thủ và cuối cùng, nếu Iran thực sự quyết tâm, Israel có khả năng sẽ thua trận.

Các nỗ lực của Israel hiện tại chỉ có thể dừng lại ở việc tấ n cô ng các lô hàng quân sự và căn cứ. Ngay cả khi các cuộc không kích thành công 99%, Iran vẫn sẽ dần dần xây dựng sự hiện diện của họ ở Syria.

Tuy nhiên phải mất hàng thập kỷ để đạt được kho tê n l ửa đáng kinh ngạc của Hezbollah, gồm ít nhất 130.000 tê n lử a. Đối với Israel, Syria không thể được phép trở thành một Lebanon thứ hai và trở thành một mặt trận ở đó.

Israel liệu có thể “leo thang” tới đâu và phản ứng của người Nga?

Mặc dù Israel đã trở thành một quốc gia hùng mạnh và về cơ bản là an toàn, họ cũng có khả năng thể hiện sự kiềm chế khi đối mặt với nhiều thách thức mà họ phải đối mặt.

Nhưng việc Iran mở rộng ảnh hưởng tới biên giới của họ sẽ tạo ra một sự thay đổi nghiêm trọng và thay đổi các cán cân quyền lực hiện tại, một điều mà Israel phải ngăn chặn ngay cả khi sẽ phải leo thang xu ng đ ột trở thành một cuộc ch iến tra nh.

 

Tướng VBCH Iran General Qasem Soleimani trực tiếp chỉ huy chi ến dịch quân sự tại al-Bukamal Syria năm 2018. Chiến dịch có sự tham gia của tất cả các nhóm vũ trang Shia (Iraq, Syria, Lebanon, Afghanistan…) dưới sự lãnh đạo của VBCH Iran nhằm tiê u di ệt thành trì cuối cùng của IS ở bờ tây sông Euphrate

 

Chính quyền Hoa Kỳ, dưới thời hai Tổng thống Obama và Trump, về cơ bản đã bỏ rơi các lực lượng đối lập Syria vào tay người Nga và Iran. Chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ, trong thời gian tồn tại của nó được các tác nhân trong khu vực xem là không mạch lạc và hiệu quả.

Trump mặc dù đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở Syria bằng một lực lượng nhỏ để trấn an Israel.

Nhưng hiện tại, có vẻ Israel đã nhận ra Nga là đối tác duy nhất có khả năng ổn định một phần tình hình và ngăn chặn những gì có thể đưa đến một cuộc chiế n tra nh trực tiếp với Iran ở trên lãnh thổ Syria.

Đến nay, Nga mới chỉ thành công một phần trong vai trò “trọng tài” cho dù vì giới hạn ảnh hưởng của nó với Syria và Iran, hay vì họ thích chơi với tất cả các phe, kể cả Israel, miễn là có lợi cho họ.

Cho đến trước khi nổ ra thảm họa máy bay Il-20 của Nga bị b ắn rơi tháng 9/2018, Moscow dường như đang trao cho Israel một “giấy phép” để hoạt động quân sự ở Syria nhằm vào các mục tiêu của Iran và Hezbollah.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm lằn ranh đỏ hay được Nga bật đèn xanh? - Ảnh 8.

Máy bay Il-20 đang trở về căn cứ của Nga ở bờ biển phía tây bắc Syria.

 

Sự cố đó có thể chỉ là một cái cớ được dàn dựng tinh vi, nhưng nó chắc chắn đã trở thành một bước ngoặt.

Mặc dù Israel vẫn tiếp tục tuyên bố cứng rắn về việc sẽ tấ n cô ng trên lãnh thổ Syria, nhưng các hành động của Nga được coi là đe dọa nghiêm trọng và các cuộc t ấn cô ng của IDF đã giảm sút rất nhiều – ngay cả trước khi hệ thống t ên l ửa S-300 do Nga cung cấp cho Syria đi vào hoạt động.

Và với lý do kể trên, Nga cũng không còn thực hiện cam kết của họ để giữ lực lượng Iran và Hezbollah cách biên giới Golan 60-80 km, chứ đừng nói đến việc đáp ứng yêu cầu của Israel là yêu cầu Iran và Hezbollah rút hoàn toàn khỏi Syria.

Trên thực tế, Iran và Hezbollah đang đưa lực lượng của họ hòa lẫn vào một phần lực lượng vũ trang Syria. Nếu Iran kiên trì nỗ lực thiết lập sự hiện diện quân sự ở Syria và các nỗ lực can thiệp của Israel hiện tại chứng tỏ không đủ, có thể IDF cần phải tấ n cô ng các mục tiêu có giá trị hơn ở Syria.

Họ có thể bắt đầu bằng các mục tiêu quân sự của Syria, để gửi một thông điệp cứng rắn, nhưng sau đó leo thang đến các mục tiêu là hệ thống chính quyền Syria.

 

Israel tấn công Syria, chọc nhầm lằn ranh đỏ hay được Nga bật đèn xanh? - Ảnh 9.

Vị trí cuộc tấ n cô ng đêm 27/3 nằm ở phía đông thành phố Aleppo, máy bay Israel được cho là đã khai hỏa tê n lử a hành trình và bo m liệng từ khu vực do Mỹ kiểm soát

 

Nếu điều này cũng vẫn chứng tỏ không đủ gây áp lực, Israel sẽ phải xem xét các cuộc t ấn cô ng vào các mục tiêu ở trong lãnh thổ Iran.

Đó rõ ràng sẽ là một sự leo thang nguy hiểm, nhưng sẽ tốt hơn nếu Israel thực hiện nó ngay bây giờ, khi thỏa thuận hạ t nh ân vẫn đang giữ Iran khỏi khả năng sở hữu v ũ k hí h ạt nhâ n, hơn là trong tương lai, khi Iran tái khởi động chương trình và sở hữu các v ũ k hí h ạt nh ân, một cách bí mật hay công khai.

Cộng đồng quốc tế, và không ngoại trừ cả Kremlin nữa đều nhận ra rằng Israel coi sự mở rộng của Iran và Hezbollah ở biên giới Israel là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, nên Nga vẫn “bật đèn xanh trong hy vọng” rằng các cuộc không kích của Israel sẽ gây áp lực cần thiết đối với Syria và Iran.

Bài phân tích được đăng trên tờ Haaretz của Chuck Freilich, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Israel, là Thành viên cao cấp của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard và Giáo sư tại Đại học Tel Aviv.

Ông cũng là tác giả của cuốn “An ninh quốc gia Israel: Chiến lược mới cho kỷ nguyên thay đổi” xuất bản bởi Oxford University Press năm 2018.