Khám phá văn hóa độ xe ô tô ở Nhật Bản: Độc đáo và điên rồ bậc nhất thế giới
Những âm thanh gầm rú, những ánh đèn neon sáng chói mắt, lớp sơn huyền ảo như bầu trời đêm và cánh cửa xe rộng mở như đôi cánh, đó là đặc điểm khiến bất kỳ người yêu xe nào cũng nhận ra của siêu xe khủng Aventador SV của Kimura Takeshi – thủ lĩnh giàu có và đáng nể của hội Car Guy.
Suốt hàng thập kỷ, bãi đỗ xe Daikoku ở Yokohama vẫn là nơi tập trung của giới độ xe Nhật Bản. Với những người “cuồng” xe, đó là một nơi để giao lưu với những người cùng đam mê hơn là một trạm dịch vụ. Thời hoàng kim của hội chơi xe Car Guy, người ta có thể bắt gặp hàng trăm siêu xe tập trung ở đây cùng lúc. Tiếng nhạc sập sình cùng với tiếng gầm rú chói tai của những chiếc xe khiến cho những người lái xe tải đường dài trót nghỉ chân tại đây khó có thể yên giấc.
“Những cuộc diễu hành siêu xe lớn không còn diễn ra thường xuyên nữa. Nơi đây từng náo nhiệt với âm thanh, ánh sáng và những chiếc xe độc đáo. Nhưng bây giờ, cảnh sát đã dập tắt mọi thứ một cách nhanh chóng”, thủ lĩnh của Car Guy bồi hồi nhớ lại văn hóa chơi xe, độ xe đã một thời đình đám tại Nhật Bản.
Trong điều khoản của bãi đỗ xe Daikoku, việc phô diễn những chiếc xe Lamborghinim, McLarn 675 LT, Ferrari 360 là một hoạt động “không được công khai”. Tuy nhiên, nhiều thiếu niên vẫn lao thật nhanh ra để ngắm nhìn những chiếc siêu xe khi chúng xuất hiện. Đối với Kimura, đó đã là một thành công.
Lamborghini độ đèn neon sáng chói mắt là một hình ảnh bạn chỉ có thể thấy ở Nhật Bản.
Đại gia bất động sản Kimura quyết tâm thành lập hội Car Guy bởi muốn quảng bá văn hóa và thể hiện sự đam mê với những chiếc siêu xe. Anh thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội những video trình diễn các siêu xe siêu đẳng cấp như F40, F50, Enzoi, McLaren P1, 991 GT3 RS, 459 Speciale, Lamborghinis Huracan Super Trofeo bằng những tuyệt chiêu độc đáo như gắn chiếc Enzo lên vắn, chạy trên băng… Tất cả những gì anh làm có vẻ hơi lố bịch, nhưng đối với Kimura, mọi hành động đều chỉ để thu hút sự chú ý của giới trẻ Nhật Bản, để họ quan tâm hơn và quay lại với phong trào chơi xe.
Kể từ khi cảnh sát quản lý chặt phương tiện “xe độ” và ngăn cấm các cuộc diễu hành xe, những người hâm mộ xe hơi ở Nhật Bản đã dần mai một. Theo thống kê, hiện nay, nhóm người trẻ 20 tuổi chỉ chiếm khoảng 13% dân số Nhật Bản đang sở hữu bằng lái xe, giảm 26% so với 3 thập kỷ trước. Với sự tăng vọt của chi phí đỗ xe và số tiền phải bỏ ra để thi bằng lái cao ngất ngưởng – 1.800 bảng Anh (khoảng 56 triệu đồng), bạn có thể thấy vì sao giới trẻ Nhật Bản ngày nay thích ở nhà và ôm máy tính một mình hơn ra ngoài và học lái xe.
Car Guy là một hội chơi xe độ Lamborghini nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc.
Sau khi khiến các thiếu niên trẻ tuổi ở Daikoku hoa mắt với những màn trình diễn mãn nhãn, Kimura lại lái chiếc siêu xe của mình, cùng các chiến hữu tới Wangan – nơi từng là đại bản doanh của Mid Night Club khét tiếng một thời.
Được thành lập từ năm 1987, Mid Night Club là một tổ chức đua xe đường phố trái phép. Các thành viên muốn gia nhập tổ chức phải có khả năng lái xe đạt tới tốc độ 257 km/h và sở hữu ít nhất một siêu xe tốc độ tối đa 320 km/h nếu muốn chiến thắng.
Mặc dù bị ngăn cấm trên đường phố Tokyo, nhưng không có nghĩa là phong trào diễu hành xe biến mất ở các vùng khác ở Nhật Bản. Cách thủ đô Tokyo 482 km, Osaka là địa bàn hoạt động của hội đua xe Honda có tên là Kanjozoku. Mỗi thành viên gia nhập hội phải sở hữu ít nhất một chiếc xe Honda Civic dòng xe đua. Hội thường tổ chức những cuộc đua trên đường cao tốc Osaka và rạng sáng.
Những chiếc xe phóng đi với tốc độ “bàn thờ”, đảo làn liên tục, tiếng xe gầm rú, tiếng máy nổ, tiếng phanh xe làm náo loạn cả màn đêm yên tĩnh. Tất nhiên, hiếm người có cơ hội chứng kiến những cuộc đua xe ấn tượng đó.
Những cuộc đua của tốc độ trong đêm.
Điểm dừng chân tiếp theo của Kimura là trạm xe Tatsumi. Lúc đó là 1 giờ sáng nhưng nơi đây vẫn rất đông đúc. Rất nhiều siêu xe đang đỗ ngoài trạm, trong đó có một chiếc Madzda MX-5 xanh lục, một chiếc Suzuki Cappuccino hay một chiếc R34 Nismo vô cùng khác lạ.
Trong bãi đậu xe, rất nhiều người đang quây tụ. Nam nữ, già trẻ, tất cả đều rất hào hứng với niềm đam mê độ xe. Masara, 22 tuổi, tay chơi xe trẻ sở hữu một chiếc 700bhp GT-R cho biết: “Phong trào độ xe đã thực sự đi xuống trong vài năm trước. Nhưng giờ đây nó đang quay trở lại sau cuộc thoái trào và thảm họa Fukushima”.
Xã hội Nhật Bản vẫn tồn tại định kiến về việc độ xe hay đua xe. Bất cứ ai tham gia đều được gọi là hashiriya (tay đua đường phố). Nhưng đối với cộng đồng đam mê xe, không có sự “độ” xe nào tệ cả. Mọi thứ đều là sự sáng tạo, tự do thể hiện cá tính cá nhân, vì thế họ càng dị thì càng ấn tượng, nổi bật.
Những tay chơi xe độ ở Nhật Bản thường được coi là “hashiriya”.
Gần đây, sự phát triển của internet đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền và kết nối cộng đông đam mê xe. Trước đây, những chiếc xe được độ theo phong cách Mỹ hoặc Nhất sẽ có sự khác biệt rất rõ, nhưng giờ đây, cả hai bên đã có sự kết hợp, giao thoa với nhau tạo nên một phong cách lai. Phong cách độ xe tạo báo của người Mỹ đã du nhập vào Nhật Bản, trong khi ở chiều ngược lại, người Mỹ ngày càng ưa chuộng những chiếc xe Rauh-Welt Begriff Porsches hay Liberty Walk đến từ Nhật Bản. Thậm chí, nhiều tay chơi còn kết hợp 2 phong cách để tạo nên chiếc xe cá tính, “chất” của riêng mình.
Ở Nhật Bản, người ta có thể thấy niềm đam mê xe được truyền qua nhiều thế hệ. Ngày nay, với sự lan truyền qua mạng xã hội, inter net, niềm đam mê ấy như được nối dài hơn, rộng hơn nữa. Điều này tạo ra những phong cách mới lạ trên thị trường ô tô nội địa Nhật. Những chiếc xe như GT86 của Toyota, MX-5 của Mazda, S660 của Honda đều là những mẫu xe mới, được thiết kế đơn giản, dễ độ.
Văn hóa ô tô độ của đất nước Nhật Bản sẽ không bao giờ biến mất như nhiều người nghĩ. Nó đang sống lại bằng sự sáng tạo, đột phá và chất điên rồ của những tín đồ xe đến từ đất nước mặt trời mọc.