Kho v.ũ kh.í khổng lồ do Nga sản xuất của Ấn Độ
Ngay cả khi Washington đang cố gắng gây ảnh hưởng tới thương vụ, Ấn Độ vẫn quyết tâm mua các trang thiết bị quân sự do Nga sản xuất.
Thỏa thuận gần đây nhất giữa Ấn Độ và Nga là việc mua hơn 450 xe tăng từ Moscow với giá 1,93 tỷ USD và thậm chí nó vẫn chưa phải là hợp đồng lớn nhất và cuối cùng. Việc mua 464 xe tăng chủ lực (MBT) T-90MS, được phê duyệt vào tuần trước, sẽ tiếp tục mở rộng kho v ũ k hí do Nga thiết kế và sản xuất trong kho v ũ k hí của Ấn Độ. Đất nước này là một trong những khách hàng mua sắm v ũ k hí chính của Moscow.
Một hợp đồng khác, thậm chí còn quan trọng hơn, trị giá 5,43 tỷ USD đã được ký vào tháng 10 năm ngoái, khi Ấn Độ đặt mua 5 hệ thống S-400 giao hàng dự kiến đến năm 2020. Hệ thống phòng không tiên tiến S-400 có khả năng đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km và có thể tiêu diệt cùng lúc 6 mục tiêu. Ấn Độ đã đưa ra các tín hiệu rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm bất kể người Mỹ sử dụng luật pháp Hoa Kỳ để trừng phạt bất kỳ quốc gia nào mua v ũ kh í của Nga.
Ấn Độ đã có hơn 1.000 xe tăng T-90 các loại. Kể từ đầu những năm 2000, quốc gia này đã trang bị xe tăng SU-90S Bhishma. Xe được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của Ấn Độ. Một phần được sản xuất tại Nga, trong khi đa phần được lắp ráp tại địa phương.
Bên cạnh T-90MS,Ấn Độ đã mua một số T-90M, là phiên bản nâng cấp của xe tăng T-90. Trên thực tế, Ấn Độ có số lượng T-90 trong trang bị nhiều hơn đáng kể so với ngay cả Nga, cũng như một số lượng lớn xe tăng T-72 cũ.
Không quân Ấn Độ vận hành nhiều loại máy bay do Nga sản xuất, bao gồm hàng trăm chiếc MiG-21. Mặc dù máy bay chiến đấu siêu thanh này lần đầu tiên bay vào cuối những năm 1950, nhưng đừng để tuổi tác của chúng đánh lừa bạn: mẫu nâng cấp mới nhất được biết đến với cái tên MiG-21UPG Bison thực sự có thể “nhảy múa” với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Máy bay có thể sử dụng để có được ưu thế trên không, cũng như cho các nhiệm vụ t ấn cô ng mặt đất.
MiG-21 có liên quan đến cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ tuyên bố rằng một MiG-21 Bison đã b ắn hạ một máy bay phản lực F-16 của Pakistan do Mỹ sản xuất. Về phần mình, Islamabad đã kịch liệt phủ nhận sự tham gia của F-16 trong cuộc xung đột và đưa thông tin chứng minh MiG-21 Ấn Độ bị b ắn hạ.
Trong số các máy bay phản lực hiện đại hơn của Nga trong Không quân Ấn Độ có hơn 200 máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30MKI, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của New Delhi.
Ngoài Su-30MKI, Ấn Độ đã mua 21 máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-29 từ Nga
Xây dựng một lực lượng hải quân bằng các phương tiện tự đóng mới là ưu tiên hàng đầu của New Delhi, phần lớn hải quân Ấn Độ vẫn được đóng ở nước ngoài. Một trong số ít các tầu ngầm chạy bằng năng lượng h ạt nh ân là INS Chakra, đây là một tầu ngầm Nga sản xuất (lớp Akula trong phân loại NATO) được cho Hải quân Ấn Độ thuê trong mười năm từ 2012. Khi thời gian của hợp đồng sắp hết hạn, New Delhi đang để mắt đến việc thuê một tầu ngầm khác cùng loại.
Tàu sân bay INS Vikramaditya, là một tàu sân bay mang tên lửa thời Liên Xô. Tàu được bán cho Ấn Độ vào đầu những năm 2010 và tới nay vẫn là tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ. Tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự đóng mới có tên INS Vikrant đang hoàn thiện tại Kerala với ngày hạ thủy dự kiến vào năm 2021.