Kiểu tiết kiệm của người Mỹ rất khác với người Việt – đáng để bạn học hỏi
Hôm bữa có một đứa bạn mình vừa du học Mỹ về kể chuyện cách người Mỹ tiết kiệm tiền, nghe mà thấy khác người Việt mình quá chừng.
Câu chuyện tiết kiệm từ việc mua xe mới – cũ
Người Mỹ quan niệm rất rõ ràng, dù mua xe mới hay cũ thì cũng đang tiết kiệm cho quốc gia, tiết kiệm cho chính bản thân mình.
– Mình thì thắc mắc với cậu bạn : “Người Mỹ ai cũng có 1 chiếc xe hơi, vậy tiết kiệm bằng cách nào ? Phải đi xe buýt hay tàu điện ngầm thì mới tiết kiệm chứ”
– Cậu bạn : “Lầm to. Ở Mỹ mua xe dễ lắm, giá xe rẻ nè, có thể mua 1 lần hay trả góp từ từ. Chính phủ thì khuyến khích bỏ xe cũ, hỗ trợ mua xe mới trước hết để kích cầu sản xuất. Các hãng xe mới bán được hàng, và sáng tạo cải tiến mẫu mã mới đẹp hơn, ít tốn năng lượng hơn, giảm ô nhiễm môi trường, không cho xe cũ lưu hành để tránh tai nạn giao thông …Nhà nước giảm gánh nặng phải giải quyết bao hậu quả tốn kém tiền của hơn nhiều so với tiền hỗ trợ. Thế là ích cho quốc gia, và tụi Mỹ được đi xe mới ! ”
– Mình : “Ra là vậy, hèn chi nước Mỹ tiến bộ và giàu quá trời”
– Cậu bạn : “Đó là nhìn chung chung thôi, không phải thằng Mỹ nào cũng đều vác xác đi mua xe hơi mới chạy. Hồi kì tao có gặp ông Mỹ kia, già rồi nên chả chịu đổi xe mới chạy. Cứ nói là xe cũ vẫn còn tốt, chạy vẫn được, tiền đổi xe để dành dưỡng già”
Qua câu chuyện này mình thấy là người Việt mình tiết kiệm tiền thì sẽ gửi ngân hàng, còn đi mua xe là đang tiêu xài tiền. Thường thì người Việt mua xe nghĩ đến bản thân, chứ không nghĩ tới việc làm giàu cho đất nước. Mà bây giờ lượng xe máy ở Việt Nam quá nhiều, nhìn mà hãi hùng quá 🙁
Không có những chuyện phá cũ làm mới
Tiếp theo câu chuyện mua xe của người Mỹ, bạn mình còn kể thêm một số chuyện thú vị ở nước Mỹ mà chắc chắn Việt Nam không bằng.
– Ở Mỹ không có công nhân quét rác như Việt Nam, họ chỉ có người đi đổ rác thôi. Vì ở Mỹ người ta ý thức cao lắm, bỏ rác vào thùng chứ không có xả lung tung. Thế là tiết kiệm được cả khối tiền khi không phải nuôi cả 1 đội ngũ vệ sinh hùng hậu. Mà bên đó đường cao tốc, công nhân quét đường muốn tự sát thì mới ra đó thôi.
– Trên các xa lộ mỗi chiều mấy làn đường nối các thành phố lớn ở nước Mỹ. Có nhiều đoạn dài làn xuôi và làn ngược cách nhau một dải phân cách lớn. Làn trên ở chân các dải đồi thấp, hoặc dải đất cao có các hàng cây to lớn, xanh tốt. Làn dưới thấp hơn làn trên chừng 1,5 m.
Mình hỏi cậu bạn : “Tại sao không san béng cho hai làn đường bằng nhau, có phải đẹp không ?”
Cậu bạn chỉ cười và đáp : “Vì làn cao làn thấp cách xa nhau tránh được tiếng ồn, bụi cuốn. Có không gian phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hai bên đường.”
Theo như lý giải, nếu san bằng bấy nhiêu cây số sẽ tốn nhiều tiền của quốc gia. Mà như thế thì đẹp gì. Đúng thật! Để hai làn đường cao thấp có dải cỏ hoa ở giữa đẹp hơn nhiều. Còn ở Việt nam thì người ta lại đi chặt hết cây mà chẳng có lí do gì cả.
– Ban đêm vào 12 giờ đnhiều xa lộ, phố dài gần trung tâm đèn đường đã tắt bớt, các cột điện khá thấp để tiết kiệm năng lượng. Nhà dân, công sở, các cửa hàng, siêu thị thì trần nhà thường làm thấp. Đó cũng là tiết kiệm điện năng. Trần cao bóng điện phải công suất lớn mới đủ sáng. Về mùa đông khoảng không rộng, cao thì tốn điện máy điều hòa nhiệt độ.
Nước Mỹ năng lượng ghê gớm đến thế mà vẫn phải tiết kiệm. Giàu đến thế nhưng những gì còn sử dụng được (như cột điện gỗ, cọc cầu tầu) thì chưa cần phải thay.
Nhưng việc tiết kiệm của Mỹ cũng có mặt trái
– Quá tiết kiệm cũng có mặt trái. Ở Mỹ tỉ lệ dân bị béo phì rất cao, nguyên nhân là do ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có gas, không bỏ phí đồ ăn. Cậu bạn mình thuộc dạng to con mà đi ăn chung với mấy ông Mỹ không ăn hết nửa khẩu phần ăn của mấy ổng, sức ăn ghê thật.
– Người Mỹ mua 1 ly cà phê pha sẵn bằng ly giấy có nắp và ống hút. Ly đó to lắm, người Việt mình uống 1 nửa là no rồi, vậy mà họ không vứt vào thùng rác. Cứ cầm lâu lâu lại hút và cả buổi sáng mới hết cái ly cà phê.
– Hộp bằng giấy hay bằng nhựa ở các tiệm ăn đều có sẵn gọi là “doggy bag” để mang thức ăn thừa về nhà. Một số người Mỹ đã bắt đầu ý thức được việc ăn cố, uống cố. Nên ở tiệm ăn có gia đình chỉ gọi hai món chính, rồi nhờ bồi bàn chia cho 4 người …Ở Mỹ chiêu đãi bạn bè, nhưng mỗi người tự chọn món mình thích và ăn vừa đủ không bỏ thừa vì nếu gọi chung món này tôi thích bạn không thích sẽ thừa. Và như vậy là lãng phí.
Nhìn chung thì ở quốc gia nào người dân cũng tiết kiệm, mình chỉ muốn chia sẻ cho mọi người biết cách mà người Mỹ họ tiết kiệm và xây dựng đất nước giàu đẹp như vậy. Cái nào đáng học hỏi thì mình nên học theo đúng không 🙂