Kommersant: Việt Nam nhập khẩu v ũ kh í hiện đại từ Nga – Thống kê mới nhất
Tờ Kommersant vừa đăng tải bài viết của 2 tác giả Alexandra Dzhordzhevich và Ivan Safronov về kết quả xuất khẩu v ũ kh í và hợp tác kỹ thuật quân sự mới nhất của Nga trong năm 2018.
Sự kiện quan trọng bị hoãn lại
Tổng thống Putin sẽ sớm công bố kết quả chính thức về xuất khẩu v ũ k hí của Nga trong năm 2018 tại buổi họp với Cơ quan hợp tác Kỹ thuật quân sự dự kiến được tổ chức trong thời gian tới.
Về kết quả xuất khẩu v ũ kh í, theo số liệu thống kê của tờ Kommersant, năm 2018, Nga đã chuyển giao số lượng v ũ k hí trị giá 15 tỷ USD cho các đối tác nước ngoài trên tổng số 20 tỷ USD của những hợp đồng đã ký, đây được đánh giá là một trong những chỉ số không thể tuyệt với hơn trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự.
Kết quả tích cực này đạt được bất chấp hiệu lực của đòn cấm vận (CAATSA) mà Mỹ áp đặt với Nga có hiệu lực từ 1 năm trước nhằm ngăn cản các nước hợp tác với Nga trong nhiều lĩnh vực, kể cả khoa học kỹ thuật quân sự.
Xe tăng T-90S Nga bàn giao cho iraq theo hợp đồng.
Trong sự kiện sắp tới về hợp tác kỹ thuật quân sự, Tổng thống Putin sẽ công bố kết quả về xuất khẩu v ũ kh í của Nga trong năm 2018, tờ Kommersant dẫn những nguồn tin thân cận với chính phủ và Phủ tổng thống.
Theo các nguồn tin này, sự kiện dự kiến được tổ chức vào giữa tháng 3, tuy nhiên đã phải rời sang tháng 4 do lịch trình của Tổng thống Putin.
Theo Kommersant, cả Rosoboronexport (Công ty xuất nhập khẩu v ũ kh í quốc doanh đặc biệt của Nga) và Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự nước ngoài (FSMTC) đều chưa đưa ra bình luận gì về việc này.
Dmitry Peskov – Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho Kommersant biết, cuộc gặp của Cơ quan hợp tác Kỹ thuật quân sự dự kiến có thể sẽ được tổ chức vào trước cuối tháng 4 năm nay.
Theo thông lệ, kết quả hàng năm về hợp tác kỹ thuật quân sự sẽ được công bố vào mua xuân, cần phải mất một số tháng để các cơ quan có trách nhiệm tổng kết, tính toàn các hợp đồng đã ký hoặc số v ũ kh í đã được chuyển giao cho khách hàng.
Vào tháng 1, ông Dmitry Shugaev – Giám đốc FSMTC tuyên bố trong 1 cuộc trả lời phỏng vấn với Kommersant rằng việc chuẩn bị các tài liệu cuối cùng đã hoàn tất:
“Tôi có thể đảm bảo rằng, năm nay kết quả đạt được không thua kém gì so với 2 năm trước, chúng tôi vẫn giữ vực doanh số xuất khẩu v ũ kh í là 15 tỷ USD”.
Cùng lúc đó, thống kê của Công ty xuất nhập khẩu v ũ k hí quốc doanh Rosoboronexport cho thấy đơn vị đặc biệt này đã chuyển giao khoảng 13,7 tỷ USD v ũ k hí theo các hợp đồng cho khách hàng nước ngoài, số còn lại được chuyển giao trực tiếp thông qua Bộ Quốc phòng Nga.
Tiêm kích MiG-29M Nga bàn giao cho Ai Cập.
Nga đã xuất khẩu bao nhiêu v ũ kh í?
Nguồn tin của Kommersant trong ngành công nghiệp quốc phòng cho biết hầu hết các v ũ kh í và trang thiết bị quân sự đã được chuyển giao theo những hợp đồng dài hạn với các “đối tác truyền thống”.
Chẳng hạn, một loạt các thỏa thuận đã ký với Trung Quốc được hoàn thành hoặc tiếp tục triển khai, ví dụ như vào tháng 12 năm 2018, việc chuyển giao lô 4 chiếc cuối cùng trong tổng số 24 chiếc tiêm kích Su-35 (trị giá khoảng 2,5 tỷ USD) cho Trung Quốc đã được hoàn tất.
Ngoài ra, còn có 3 trực thăng Mi-171 và 4 trực thăng Mi-171E cùng với 2 trực thăng Ka-32A11BC (phục vụ chữa cháy) cũng được chuyển giao cho các khách hàng từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Nhẽ ra Quân đội Trung Quốc theo kế hoạch thì phải nhận được những tổ hợp t ên lử a S-400 Triumf đầu tiên trong tổng số 4 tổ hợp đặt mua từ Nga trong năm 2018. Tuy nhiên do quá trình vận chuyển trên biển gặp sự cố nên việc chuyển giao phải hoãn sang năm 2019.
Với Ấn Độ, các thỏa thuận đã được ký. Theo đó, Nga sẽ tiếp tục nâng cấp tàu sân bay Vikramaditya, sửa chữa 6 trực thăng Mi-17-1V, và hợp đồng nâng cấp 63 tiêm kích MiG-29 lên chuẩn UPG.
Với Hải quân Algeria, theo một hợp đồng đã ký năm 2014, họ sẽ nhận được 2 tàu ngầm diesel – điện Kilo thuộc đề án 0636.1.
Còn Ai Cập, việc chuyển giao các máy bay tiêm kích MiG-29M/M2 (tổng số 46 chiếc đặt mua năm 2015) sẽ được tiếp tục cùng với trực thăng Ka-52 (tổng số 46 chiếc) với tổng giá trị đạt khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi đó Việt Nam và Iraq đã nhận được xe tăng T-90S cùng phiên bản chỉ huy T-90SK (lần lượt là 64 và 73 chiếc). Lào nhận 4 trong 10 máy bay tiêm kích nhẹ/huấn luyện Yak-130 đầu tiên bên cạnh vài chục chiếc xe tăng T-72B1 cùng 4 trực thăng Mi-17 được sửa chữa lớn.
Xe tăng T-72B1 của Lào.
Myanmar nhận 6 máy bay tiêm kích nhẹ/huấn luyện Yak-130; 2 trực thăng Mi-26T2 đã chuyển giao cho Jorrdan. ngoài ra còn có một số hợp đồng khác như Guinea Xích Đạo nhận 2 tổ hợp ph áo – tê n lử a phòng không Pantsir-S1 và Nigeria nhận thêm 2 trong số 12 chiếc trực thăng tấ n cô ng Mi-35M đã đặt mua.
Theo các nguồn tin của Kommersant, những doanh nghiệp Nga không vấp phải bất cứ trở ngại nghiêm trọng nào khi thực hiện các hợp đồng đã ký, bất chấp việc bị Mỹ đơn phương áp đặt lệnh cấm vận với Nga.
Trong năm 2018, tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu v ũ kh í mà Nga đã ký lên tới 20 tỷ USD (trong tổng số danh sách chờ trị giá tới 56 tỷ USD, riêng Rosoboronexport chiếm 51 tỷ USD).
Andrei Frolov – Tổng biên tập Tạp chí “Xuất khẩu v ũ k hí” (Nga) lưu ý răng trong năm 2018, số hợp đồng đã tăng đáng kể so với năm 2017. “Cuối cùng, các thỏa thuận liên chính phủ mà Tổng thống Vladimir Putin ký kết với các đối tác đã chính thức được triển khai và có hiệu lực”.
Ấn Độ trở thành khách hàng lớn nhất khi đặt mua 1 hợp đồng kỷ lục tới 10 tổ hợp t ên lử a phòng không S-400 Triumf trị giá khoảng 5,4 tỷ USD (sẽ được trả bằng rubles và rupees chứ không phải bằng USD); về các kinh hạm thuộc dự án 11356, hai bên nhất trí công thức 2+2 (2 chiếc được chế tạo tại Nga và 2 chiếc chế tạo tại Ấn Độ).
Tiêm kích Su-35.
Indonesia, bất chấp áp lực từ Mỹ, vào tháng 1/2018 đã ký hợp đồng mua 11 tiêm kích Su-35 (trị giá 1,1 tỷ USD) và việc chuyển giao những chiếc đầu tiên sẽ được thực hiện ngay trong năm nay.
Thêm vào đó, theo những thông tin chưa được xác nhận chính thức, một hợp đồng đặt mua vài chục chiếc tiêm kích Su-35 của Không quân Ai Cập đã được ký, việc sản xuất, theo thông tấn xã Interfax-AVN, đã được bắt đầu tại Nhà máy chế tạo hàng không Komsomolsk-on-Amur (KNAAPO).
Một hợp đồng bán cho Myanmar 6 tiêm kích Su-30SME (trị giá 300-400 triệu USD) cũng đã được ký.
Các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, trong đó Kazakhstan đã trở thành khách hàng lớn nhất khi nhất trí với Nga các hợp đồng mua thêm 8 tiêm kích Su-30SM, 4 trực thăng tấ n cô ng Mi-35M và các tổ hợp tê n lử a phòng không Buk-M2E”, còn Uzbekistan cũng mua 10 trực thăng tấ n cô ng Mi-35M.
Trong năm 2019, các thỏa thuận chiến lược mà Nga đã ký với các quốc gia châu Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latin sẽ có hiệu lực. Chắc chắn các đối thủ phương Tây của Nga sẽ làm mọi cách để ngăn cản Moscow, tuy nhiên Nga sẽ làm mọi thứ để thực hiện trách nhiệm của mình với khách hàng.