Libya: “Chiến thuật Blitzkrieg” của LNA thất bại – Tướng Haftar nếm trái đắng, trả giá đắt
Trong tương lai, Mỹ và Nga sẽ có thể ủy thác đặc quyền giải quyết các vấn đề Libya cho phe nào mà họ thấy quan trọng hơn và tất nhiên – người chi ến thắng.
“Chiến thuật Blitzkrieg” của LNA thất bại, Tripoli vẫn đứng vững
Hai tuần đã trôi qua kể từ khi bắt đầu hoạt động quân sự của LNA để kiểm soát Tripoli, thủ đô của Libya và vùng ngoại ô.
Hiện tại thấy rõ là LNA đã thất bại trong việc “chinh phục Tripoli”, như Thiếu tướng Ahmed al-Mismari đã hứa trước đây.
LNA đã hy vọng rằng cuộc t ấn cô ng tương tự như Đức Quốc xã trong Ch iến tr anh Thế giới thứ 2 bằng các đơn vị cơ giới nhanh chóng và bất ngờ (Chiến thuật Blitzkrieg – Chớp nhoáng) tới thủ đô Tripoli sẽ khiến đối thủ không kịp trở tay, nhưng bất hạnh thay, điều này không xảy ra.
Cho tới ngày 20/4, giao tranh giành giật lãnh thổ chủ yếu diễn ra ở ngoại ô phía nam Tripoli tại khu vực Ayn Zara-Wadi Rabi mà không có nhiều tiến triển.
Chiến dịch không chỉ thất bại về mặt quân sự mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến Tướng Khalifa Haftar.
Thay vì chỉ cần gây áp lực quân sự lên hội nghị hòa bình quốc gia dự kiến diễn ra vào ngày 14-16/4 để có các quyết định chính trị có lợi cho mình, Haftar đã hoàn toàn làm mất niềm tin đối với các phe phái đối địch và mất uy tín trong mắt cộng đồng quốc tế.
Khi giao tranh diễn ra, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đang ở Tripoli.
Sự có mặt của ông đã trở thành nhân chứng và tham gia trực tiếp vào các sự kiện này khiến Khalifa Haftar và hành động của ông trong ánh sáng chính trị cực kỳ bất lợi, phá hoại tiến trình hòa bình lâu dài của Liên Hiệp Quốc và các nhà bảo trợ khác.
LNA chỉ thành công trong việc giành được chỗ đứng ở vùng ngoại ô xa xôi của thành phố, nhưng không có thêm tiến bộ bởi sự kháng cự có tổ chức của các đơn vị dân quân địa phương do Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) lãnh đạo bởi Fayez al-Sarraj.
Các đơn vị dân quân này được tổ chức tốt, kỷ luật và được vũ trang đầy đủ và cực kỳ kinh nghiệm và phát triển thành lực lượng quân sự chính yếu trong cuộc xung đột Libya 8 năm qua.
Trước áp lực của một “kẻ xâm lược”, họ đã có thể vượt qua tâm lý chia rẽ và đối đầu với lực lượng của Khalifa Haftar như một mặt trận thống nhất.
Chính ý tưởng tương lai cai trị cá nhân mà Haftar đã thể hiện kể từ khi ông bắt đầu phát biểu thay mặt cho LNA, Hạ viện và Chính phủ Tobruk mà không chính thức nắm giữ bất kỳ vị trí chính trị nào khiến các kẻ địch của ông chống cự kịch liệt.
Trong khi LNA nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các nước ngoài từ Ai Cập, UAE, Arab Saudi, Pháp thì các dân quân từ Tripoli, Misrata và Zintan chỉ được hỗ trợ bởi người dân địa phương, nhưng vẫn có trong tay một kho vũ khí đáng kể.
Họ không chỉ thành công trong việc tạo ra một hệ thống phòng thủ di động và hiệu quả, mà họ còn thành công trong việc thực hiện một loạt các cuộc phản công đau đớn chống lại LNA.
Không quân LNA không kích một vị trí của GNA phía nam Tripoli hôm 17/4.
Cuộc chơi địa chính trị tại Libya, các “ông lớn” đặt cửa, quan sát và chờ đợi
Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, lãnh đạo của lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) Tướng Khalifa Haftar đã viếng thăm hàng loạt quốc gia để đảm bảo tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các đồng minh truyền thống.
Viện trợ nước ngoài được hứa hẹn là sẽ tiếp tục, điều đó có nghĩa là những nỗ lực của Haftar có hi vọng thành công trong tương lai.
Chi phí sẽ rất tốn kém và các nước tài trợ cho LNA biết rất rõ điều này. Họ đã đầu tư rất nhiều từ năm 2014 để củng cố LNA như một công cụ thúc đẩy ổn định quân sự và chính trị ở Libya.
LNA vẫn tiếp tục tăng cường binh lính và xe cơ giới để bao vây Tripoli sau khi “Chiến thuật Blitzkrieg” thất bại.
Vì lý do này, ngay cả sau khi bị buộc phải từ bỏ một “Chi ến dịch Blitzkrieg”, LNA vẫn kiên trì bao vây Tripoli, như đã từng thực hiện ở Benghazi và Derna.
Nếu họ thành công trong việc bao vây thủ đô, GNA và các nhà tài trợ của họ bắt buộc phải quay trở lại bàn đàm phán ngưng bắ n. Một số điều kiện có lợi mà LNA mong muốn sẽ được đáp ứng.
Đầu tiên là dòng viện trợ tài chính từ các quốc gia vùng Vịnh phải được tiếp tục vì không có gì lạ khi những người “không thể bị đánh bại trên chiế n trường” sẽ nhận được phần thưởng bằng những lời hứa và những thanh khoản hào phóng.
Thứ hai là các cố vấn quân sự từ Ai Cập và Pháp sẽ tiếp tục làm việc với quân đội LNA để đảm bảo cơ cấu chỉ huy và quản lý quân đội một cách hiệu quả.
Thứ ba, thu hút thêm nhiều lính đánh thuê gia nhập LNA từ Sudan và Chad, cũng như các nhóm dân quân từ phía đông bắc và phía nam.
Cuối cùng, việc nước ngoài không can thiệp vào các vấn đề đối nội của Libya phải được đảm bảo.
Trong bối cảnh đó, những nỗ lực của Pháp trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và EU rõ ràng đang tạo ra một môi trường chính sách đối ngoại thuận lợi giúp LNA thành công trong các chủ trương của mình trong bối cảnh các đe dọa trừng phạt đang lơ lửng trên đầu LNA.
Đây có thể không phải là trừng phạt quân sự mà nhằm vào kinh tế, bao gồm các biện pháp trừng phạt có mục tiêu và chặn giao dịch ngân hàng của các lãnh đạo chính trị ở Libya và người nước ngoài có quan hệ với LNA.
Rome vẫn là đối thủ chính của Paris trong cuộc chơi này. Ý không chỉ duy trì liên lạc chặt chẽ với GNA, mà còn có sự hiện diện quân sự và kinh tế ở khu vực Tripoli.
Việc Haftar và các đồng minh tiếp quản khu vực phía tây bắc của Libya đồng nghĩa với vấn đề người di cư sẽ không được giải quyết trong trung hạn có lợi cho Rome.
Và các doanh nghiệp Italia có thể mất chỗ đứng trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế Libya, kể cả trong lĩnh vực khai thác dầu.
Hầu hết các nước láng giềng của Libya ở Bắc Phi nói chung đều thiếu khả năng và động lực chính trị để tác động đến Libya theo bất kỳ cách nào. Họ thích chờ đợi và chỉ đưa ra những tuyên bố ngắn gọn để bày tỏ quan ngại về xung đột dọc theo biên giới của họ.
Algeria hiện đang trải qua một quá trình chuyển đổi, và các chỉ huy quân sự của nước này đang tìm cách khôi phục quyền lực mà họ đã mất trong thời kỳ cai trị của Abdelaziz Bouteflika.
Đối với họ, xung đột ở Libya tạo ra sự không chắc chắn, các mối đe dọa và có thể ảnh hưởng lớn nếu can thiệp vào nó.
Tunisia cũng không thể ảnh hưởng đến Libya, ngược lại Libya có thể có tác động tiêu cực đến Tunisia về kinh tế và người tị nạn.
Đối với Hội đồng quân sự nắm quyền ở Sudan sau khi Omar al-Bashir từ chức, vấn đề Libya không còn là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, cần phải xem xét rằng Hội đồng chủ yếu dựa vào lực lượng phản ứng nhanh được thành lập bởi những người lính biên phòng Darfur và dân quân Ả Rập (Janjaweed), có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của Haftar với lính đánh thuê từ Darfur.
Trong bối cảnh đó, Ai Cập dường như đang có vai trò chính yếu vào xung đột đang diễn ra ở Libya.
Ai Cập là nước viện trợ quân sự lớn nhất cho LNA tại Libya.
Không phải ngẫu nhiên mà giới lãnh đạo chính trị Ai Cập là những người đầu tiên hỗ trợ LNA trong cuộc ch iến chống kh ủng b ố quốc tế gồm IS, al-Qaeda và Huynh đệ Hồi Giáo.
Hỗ trợ quân sự của Ai Cập, bên cạnh hỗ trợ tài chính từ UEA và chiếc ô chính trị do Pháp là trụ cột chính của cuộc tấ n c ông vào Tripoli, cũng như cho lực lượng LNA nói chung.
Đối với Ai Cập, việc Haftar có thành công trong công việc của mình hay không là rất quan trọng không chỉ tạo ra vùng an toàn dọc biên giới với Libya, mà còn khôi phục vị thế của một cường quốc khu vực đã bị sứt mẻ sau Mùa xuân Ả Rập.
Quân đội đã khôi phục vị trí của mình ở Ai Cập sau khi Abdel Fattah el-Sisi lên nắm quyền. Mặc dù Ai Cập có quân đội lớn nhất và hùng mạnh nhất trong khu vực, quốc gia này phải chịu đựng những thách thức trong nước, bao gồm cả mối đe dọa khủ ng b ố trên Bán đảo Sinai.
Việc xây dựng Đập thủy điện Đại Phục hưng của Ethiopia trên sông Nile và một số sự kiện khác làm suy yếu thẩm quyền chính trị của Ai Cập trên trường quốc tế. Bây giờ Ai Cập có thể khôi phục và thậm chí củng cố vị trí của mình.
Điều này sẽ có lợi cho Ai Cập, cũng như các đồng minh cũng quan tâm đến một Bắc Phi ổn định.
Arab Saudi và UAE, giống như Ai Cập đang hỗ trợ Haftar còn Washington và Moscow đã theo dõi các sự kiện ở Libya. Cả hai đã được trao cho một cơ hội hiếm có với vị trí của người xem và lựa chọn dựa theo diễn biến cho đến khi có một chiến thắng rõ ràng.
Cả Mỹ và Nga đều duy trì kênh liên lạc chính thức với cả hai bên của cuộc xung đột và không có lợi ích cụ thể nào ở Libya khiến họ phải bảo vệ bằng bất cứ giá nào.
Trong tương lai, Mỹ và Nga sẽ có thể ủy thác đặc quyền giải quyết các vấn đề Libya cho phe nào mà họ thấy quan trọng hơn và tất nhiên – người chiến thắng.
theo Trí Thức Trẻ