Miệt thị đồng hương đội mũ cối, mang dép tổ ong trên tàu điện Tokyo, cô gái Việt khiến nhiều người phẫn nộ
Mới đây trên 1 diễn đàn lớn của người Việt tại Nhật có 1 bài chia sẻ về hình ảnh các nam tu nghiệp sinh đội mũ cối mang dép lê đậm phong cách miền Bắc trên 1 chuyến tàu điện ngầm tại Tokyo do chính 1 cô gái người Việt Nam đăng tải khiến cộng đồng mạng giận dữ.
Mình thề là cái người viết status này để tạo scandal và người ta chú ý đến bản thân như hiện tượng kelly sang hay tùng sơn gì đó. Xin lỗi nhé, trên đời này không có đứa nào lên facebook nói ngu kiểu khinh người và tầm nhìn hạn hẹp thế đâu. Xã hội nay văn minh lắm! Ahihi
Ảnh chụp màn hình nội dung bài viết
Một câu nói nổi tiếng: Chẳng thà đừng nói ra để người ta tưởng mình ngu. Còn hơn mở miệng ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa.
Đọc vào status được chụp lại thì rõ ràng đây là một sự miệt thị, dù có đi nước nào đi nữa, công việc ra sao thì tất cả đều là người đồng hương.
Rõ ràng điều này sẽ khiến rất nhiều người khó chịu, vì đây chính là 1 nét văn hóa của người miền bắc, trong khi đó, ở Nhật thì người Việt gốc Bắc chiếm phần đông, rất có thể đây là 1 sự miệt thị phân biệt vùng miền mà không cần nói thẳng
2Ảnh chụp từ sau 2 người
Tác giả bộ ảnh 9X mặc quần đùi, áo ba lỗ, đội mũ cối lạc giữa Tokyo, có những chia sẻ thú vị về quá trình thực hiện tác phẩm.
Bộ ảnh mang tên “Lost” – “Lạc lối” với hình tượng một chàng trai mặc quần đùi, áo ba lỗ, đi dép lê, đội mũ cối lạc giữa Tokyo vừa gây nhiều ấn tượng, thu hút sự quan tâm của thành viên trên các diễn đàn nhiếp ảnh. Tác giả của bộ ảnh là một chàng trai 9X đang sinh sống, học tập tại Nhật Bản đã có những chia sẻ thú vị về cuộc sống của mình và quá trình thực hiện loạt tác phẩm này.
Một số comment của các bạn trong group
Chàng trai 9X mặc quần đùi lạc giữa phố Tokyo tên thật là Nguyễn Sơn Tùng, 23 tuổi, sinh ra và lớn lên tại TP HCM, đã tốt nghiệp trường Arena Multimedia và đang học tiếng Nhật tại Tokyo. Nói về ý nghĩa của “Lost”, Sơn Tùng cho biết: “Bộ ảnh đúng là một phần cảm xúc của mình khi đến Nhật Bản. Bản thân mình khi mới đặt chân đến đây chưa thạo tiếng nói nên không thể kết bạn với người Nhật, gặp nhất nhiều khó khăn vì không thể sử dụng khả năng của mình để làm bất cứ công việc gì”.
“Thời điểm đó cảm giác mình giống như một chàng từ nhà quê lên thành phố, choáng ngợp với khung cảnh, cuộc sống và con người ở nơi đây. Hình ảnh anh chàng đầu đội mũ cối, mặc quần đùi áo ba lỗ, không nói lên hoàn cảnh của mình mà chỉ như một cách mình hình tượng hóa cảm giác của mình lúc mới đặt chân đến nước bạn”.
Khi được hỏi về việc tại sao lại lựa chọn mũ cối và quần đùi áo ba lỗ, Sơn Tùng trả lời dí dỏm: “Khi lên ý tưởng cho bộ ảnh, mình chỉ muốn có một hình ảnh đậm chất Việt Nam , đơn sơ nhưng thật gần gũi và mình đã nghĩ ngay đến những món đồ này nên đã đi lượm lặt, hỏi mượn và nhờ bạn bè ở Việt Nam gửi sang để làm đạo cụ”.
“Nhiều bạn góp ý, thắc mắc là tại sao mình không nghĩ đến những hình ảnh đẹp như áo dài hay trang phục lịch thiệp. Nhưng có lẽ những hình ảnh đó không minh họa đúng cho những cảm xúc ngày đầu mới đến Nhật của mình”, Sơn Tùng chia sẻ.
Được biết, để thực hiện bộ ảnh, Sơn Tùng đã phải đi lang thang trên nhiều con phố ở Tokyo, đặt chân máy, set thời gian, đếm số bước và căn bố cục sao cho hợp lý. Vì mặc trang phục kiểu “độc” đứng giữa phố nên ban đầu Tùng cảm thấy rất ngượng, nhưng vì tâm lý người ít hiếu kỳ, không quan tâm nhiều đến Tùng nên cậu dần chủ động và tự tin hơn trong lúc sáng tác.
“Lúc đi chụp ảnh, mình có gặp một số bạn Việt Nam, họ nhìn trang phục mình đang mặc và nói ‘Đúng là chú bộ đội ở nhà rồi’, khiến mình cảm thấy như được động viên và rất vui”, Sơn Tùng chia sẻ kỷ niệm trong quá trình sáng tác.
Bộ ảnh của Sơn Tùng với hình tượng và ý nghĩa đặc biệt đã nhanh chóng được nhiều bạn trẻ yêu nhiếp ảnh khen ngợi, chia sẻ trên các diễn đàn nổi tiếng. Trước những lời góp ý, nhận xét về góc chụp, màu sắc hơi vụng về, kém trau truốt, Sơn Tùng cũng bộc bạch thêm về dụng ý riêng của mình.
“Mình muốn tạo nước ảnh, màu sắc thật mộc mạc và hoài cổ như ảnh máy chụp phim. Về góc chụp thì mình đã cố gắng giữ bố cục đối xứng trọng tâm, tuy nhiên do một mình tự set và canh thời gian nên nhiều lúc không được hoàn toàn như ý. Ngoài ra các cảnh như chụp trên tàu đông người, hay với ông cụ nữ sinh… mình buộc phải hạn chế về bố cục. Được các bạn quan tâm, xem ảnh và đóng góp nhiều như vậy bản thân mình thấy rất vui!”, Sơn Tùng chia sẻ.
Được biết Sơn Tùng bắt đầu làm việc như một nhà thiết kế từ năm 19 tuổi. Cậu bạn đã có điều kiện được làm việc với một số họa sĩ nổi tiếng như Nguyễn Quốc Dân, người chuyên vẽ tranh theo trường phái phi lập thể. Ngoài ra 9X này còn là người thiết kết của một số thương hiệu ở Sài Gòn.
Dự định của Sơn Tùng là sau khi học xong và có bằng tiếng Nhật sẽ tiếp tục công việc thiết kế chuyên nghiệp
Nguồn: Người Việt xa xứ