Mỹ đưa tê n l ửa hành trình h ạt nh ân lên ph áo đài bay B-52.

Không quân Mỹ sẽ phối hợp với nhà thầu quốc phòng Boeing để trang bị tê n lử a hành trình tầm xa mang đầu đạ n   h ạt nh ân phóng từ máy bay (LRSO) cho phi đội máy bay ném bo m ch iến lược B-52H Stratofortress.

 

Cụ thể, hợp đồng trị giá 250 triệu USD quy định Boeing sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và sản xuất hệ thống giá đỡ tê n lử a trên máy bay, tích hợp t ên lử a lên máy bay, và tiến hành các hoạt động thử nghiệm. Hợp đồng dự kiến được hoàn tất trước ngày 31-12-2024.

Trước đó vào trung tuần tháng 4-2018, Không quân Mỹ đã ra thông báo sẽ tìm một nhà sản xuất trang thiết bị máy bay nội địa để thực hiện dự án trên từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2023 (cùng điều khoản gia hạn thêm 1 năm nếu cần thiết).

Mặc dù dự án đã chính thức bắt đầu, nhưng tê n lử a LRSO vẫn đang trong quá trình phát triển và sớm nhất cũng phải tới năm 2030 mới được triển khai. Không quân Mỹ dự kiến chi 17 tỷ USD để mua và triển khai 1.000 t ên lử a loại này.

 

Kết quả hình ảnh cho tên lửa LRSO

 

Mục đích của tê n lử a LRSO là nhằm thay thế cho tê n lử a hành trình phóng từ máy bay (ALCM) AGM-86B – vốn bị Không quân Mỹ chê là cũ kỹ, khó bảo dưỡng, không thể hoạt động hiệu quả – được biên chế từ thập niên 1980 và đang được trang bị trên máy bay B-52.

 

Mỹ đưa tên lửa hành trình hạt nhân lên pháo đài bay B-52

Máy bay B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ. Ảnh: pinterest.com.

 

Theo chương trình phát triển tê n lử a LRSO, tháng 8-2017, Không quân Mỹ đã ký 2 hợp đồng riêng biệt trị giá khoảng 1,8 tỷ USD với hai hãng sản xuất quốc phòng Lockheed Martin và Raytheon để phát triển các nguyên mẫu.

Thời hạn hợp đồng kết thúc trong năm 2022. Sau đó, Không quân Mỹ sẽ lựa chọn 1 nhà thầu để tiếp tục hợp tác phát triển, sản xuất tê n lử a LRSO.

Khác với tê n lử a ALCM chỉ được phóng từ máy bay B-52, tê n lử a LRSO được thiết kế để trang bị trên máy bay ném bo m  tà ng hì nh B-2 và B-21.

 

Kết quả hình ảnh cho tên lửa LRSO

 

 

Tuy nhiên, do Không quân Mỹ có thể sẽ khai thác phi đội 76 máy bay B-52 tới năm 2050 với vai trò là nền tảng triển khai v ũ k hí hạ t nh ân, do đó những ph áo đài bay này phải tích hợp tê n l ửa LRSO mới hoàn thành được nhiệm vụ trên.

Những tiến bộ trong hệ thống phòng không tích hợp khiến môi trường hoạt động khó khăn hơn đối với bất cứ loại v ũ kh í nào. Do đó, Không quân Mỹ hy vọng tê n lử a LRSO sẽ là một trong những v ũ k hí có thể xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của đối phương.