Nắng nóng, cách thải độ¢ đơn giản từ nước lọc với quy tắc 3Đ
Nhiều người có thói quen uống nhiều nước, mỗi lần có thể uống 500ml. Cách uống này hoàn toàn sai lầm, bạn cần duy trì quy tắc 3Đ trong uống nước.
Mùa hè, nhiều người tìm tới đủ cách thanh lọc cơ thể như thanh lọc bằng trà thảo dược, thanh lọc bằng nước ép trái cây, viên uống thải độc, thanh lọc….
Những ngày nắng nóng vừa qua, gia đình chị Hà (Mỹ Đình, Hà Nội) mọi người đều chán không muốn ăn gì. Ai cũng mệt mỏi. Sáng sớm, bà mẹ này dậy thật sớm và ép hàng loạt các loại nước ép trái cây để cho các con uống. Người lớn như vợ chồng chị Hà ngoài uống nước hoa quả sẽ uống thêm viên uống thực phẩm chức năng thải độc chị đặt từ nước ngoài về.
Trên diễn đàn Thải độc của hàng nghìn chị em phụ nữ mọi người cùng chia sẻ cách thải độc. Ví dụ như chị Phương Trần – Lào Cai có cách thải độc bằng thảo dược nhà trồng đó là phơi lá mần tưới để nấu uống. Ngoài ra, chị Phương uống thêm lá sen để thanh lọc cơ thể. Có gia đình lại uống nước đỗ đen.
Không sử dụng nước ép trái cây hay các loại nước trà, chị Đỗ Thị Bình (Nam Trung Yên, Hà Nội) cho biết mùa hè chị hay bị viêm tiết niệu nên nước lọc là loại nước tốt nhất được chị lựa chọn để uống đủ tránh mất nước, giảm viêm nhiễm.
Theo BS Trần Thị Phương Thảo – Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3, thải độc được nhiều người áp dụng với hi vọng thải hết độc chất trong cơ thể. BS Thảo cho biết bạn có thể thải độc bằng nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất thải độc hiệu quả đó là uống nước lọc cũng rất tốt. Mùa hè càng phải uống nước lọc. Bạn không nhất thiết phải cố gắng uống nước trà thải độc hay nước ép rau củ quả để thải độc nếu không có điều kiện.
Cơ thể chúng ta có khoảng 60 phần trăm cơ thể của bạn là nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho tất cả các hệ thống cơ thể của bạn hoạt động tốt.
Khi uống nước bạn cần duy trì 3 nguyên tắc: Đúng – Đủ – Đều.
Thứ nhất, đúng: Nên uống nước lọc từ 10 -> 30 độ.
Không nên: Uống nước lạnh sau khi đi ngoài nắng vì dễ khiến cơ thể bị sốc, đau họng, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy. Uống trà, cà phê, bia, rượu, nước mát để giải nhiệt. Những thức uống này có tác dụng lợi tiểu, do đó dễ khiến cơ thể đối diện với nguy cơ mất nước. Vì vậy nếu bạn muốn uống 1 ly trà, hãy uống thêm 2 ly nước để bổ sung.
Thứ hai, uống nước đủ: Uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước đều có hại cho cơ thể. Thật khó để giới thiệu một lượng nước cụ thể bạn nên uống mỗi ngày vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước bạn cần, bao gồm tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể.
Ví dụ, với phụ nữ có mang thai và đang cho con bú, người làm việc dưới tiết nắng nóng… cần nhiều nước hơn.
WHO: Đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
3 thói quen tống bỏ chất thải càng làm cơ thể dễ nhiễm độc, nguy cơ mắc ung thư
Bộ Y tế nói gì về thông tin “biến thể Covid-19- Omicron mới độc hơn Delta gấp 5 lần”?
Do đó tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có lượng nước phù hợp riêng. Thông thường phụ nữ cần khoảng 9 cốc mỗi ngày và đàn ông khoảng 12,5 cốc để giúp bổ sung lượng nước bị mất, mỗi cốc khoảng 250ml. Để biết bạn đang uống đủ nước là quan sát màu nước tiểu, nếu màu nước tiểu luôn luôn có màu vàng nhạt nghĩa là bạn đang uống đủ nước.
Thứ ba đều: Do trời nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều nên nếu uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi, gây nguy cơ mất các chất điện giải như natri, kali…
Đặc biệt khi vừa tập thể dục, chạy hay làm việc nặng… càng không nên uống quá nhiều nước một lúc. Nên uống từ từ, từng ngụm rải đều trong ngày, không đợi đến khi khát nước mới uống.
Ngoài ra, nếu bạn bổ sung thêm các loại rau, trái cây có hàm lượng nước cao, giàu vitamin cho bữa ăn hàng ngày như: Dưa hấu, dâu tây, chuối, nho, cam, lê, dứa, rau diếp, bắp cải, cần tây, rau bina, bí, cà rốt, bông cải xanh…