Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị ti êu di ệt, chúng đang chờ ngày tái xuất?

ISIL đã từ chân leo lên đầu chúng tôi. Chúng đã làm việc này trong bí mật và dựa vào nội gián để làm suy yếu FSA, những người còn đang phải lo chi ến đ ấu chống lại chính phủ Syria.

 

IS sẽ không bị kết thúc ở Trung Đông

Samer nhớ lại ký ức khủng khiếp vào một ngày hè nóng nực năm 2015 (thời kỳ IS mở rộng kiểm soát Syria và Iraq) khi anh này sống dưới sự cai trị của khủ ng b ố IS:

“Tôi đã nhìn thấy bạn mình bị chặ t đ ầu tại quảng trường chính của thành phố Raqqa. Không ai được phép chạm vào xác anh ấy, chúng tôi được phép chôn cất.

Bạn tôi là một sinh viên văn học, anh ấy đã bị gi ết ch ết khi mới 20 tuổi vì những “hoạt động” mà IS cáo buộc.

 

Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, chúng đang chờ ngày tái xuất?

 

Tôi không thể mô tả những gì tôi đã thấy, đơn giản là vì không có từ nào phù hợp để mô tả về nó. Tôi bị ngất đi giữa đám đông và ngay lập tức tôi bị chúng bắt”.

Các vụ hành quyết công khai là điều thường xuyên xảy ra ở thủ đô tự xưng của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS).

Đây được coi là một chi ến thuật tàn bạo nhằm mục đích đập tan sự bất đồng chính kiến ​​và gây ra nỗi sợ hãi kh ủng b ố trong dân chúng.

Thời kỳ cao điểm vào tháng 1/2015, IS đã kiểm soát khu vực trên lãnh thổ Syria và Iraq gần tương đương với diện tích của Vương quốc Anh và chúng có hơn 40.000 ch iến binh thánh chi ến nước ngoài.

Tuy vậy, đến tháng 3/2019, theo bài báo trên tờ Conflict Monitor của nhà phân tích IHS Markit: Nhóm kh ủng b ố đã mất kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ mà chúng chiếm được.

 

Các ch iến binh IS đầu hàng lực lượng SDF tại Baghouz

 

Hôm nay ta chỉ còn nhìn thấy một số ít chi ến binh của IS vẫn đang chi ến đấ u một cách tuyệt vọng ở cái gọi là “Thành phố lều trại” Baghouz, bên rìa thị trấn cùng tên thuộc tỉnh Deir Ezzor của Syria.

Baghouz có thể được ví như căn cứ cuối cùng của IS và hiện đang bị tấ n c ông bởi lực lượng người Kurd do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Baghouz sẽ không đồng nghĩa với sự kết thúc của IS như một thực thể trong khu vực.

Theo Joshua Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma:

“Các cuộc tấ n côn g theo kiểu “hit-and-run” (du kích chi ến) được thực hiện bởi các tổ chi ến đấ u của IS sẽ vẫn tiếp tục ở cả Iraq và Syria. Như vậy, nhóm khủ ng b ố IS còn lâu mới bị tiê u di ệt tận gốc”.

 

Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, chúng đang chờ ngày tái xuất? - Ảnh 2.

Các khu vực hiện tại có sự hiện diện của các thành phần ủng hộ IS tại Syria và Iraq

 

Nổi lên ở Iraq, tiến vào Syria và trèo lên đầu FSA

Khởi nguồn của IS là một chi nhánh của al-Qaeda ở Iraq. Năm 2006 chúng tự xưng là Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI).

Phong trào khủ ng b ố này dẫn đầu bởi các nhân vật chủ chốt của al-Qaeda, đóng vai trò chính trong việc gây ra một cuộc chi ến giáo phái Hồi giáo theo sau cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ năm 2003.

ISI đã liên tục thực hiện các cuộc t ấn cô ng ở thủ đô Baghdad của Iraq trong giai đoạn này, nhằm vào các thủ lĩnh bộ lạc Iraq đồng minh với phương Tây và quân đội Hoa Kỳ trước khi gần như hoàn toàn bị ti êu di ệt.

Không nản lòng, chúng sớm xuất hiện ở Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, và biến nó trở thành như căn cứ chính để phát động các cuộc tấ n c ông.

Năm 2010, thủ lĩnh hiện tại của nhóm kh ủng b ố IS Abu Bakr al-Baghdadi được al-Qaeda bổ nhiệm làm thủ lĩnh ISI.

Hai năm sau, Baghdadi thành lập chi nhánh ISI ở Syria, quốc gia láng giềng đã bị rơi vào vòng xoáy của một cuộc nội ch iến.

Chi nhánh ISI Syria có tên là Jabhat al-Nusra (hiện tại vẫn hoạt động tại Tây Bắc Syria với tên Hayyat Tahrir al-Sham) nhanh chóng bắt đầu thiết lập sự hiện diện của mình trên các khu vực bị hạn hán, bị chi ến tra nh tà n ph á ở Syria và Iraq đã giúp nhóm dễ dàng có được cả ảnh hưởng và sức mạnh quân sự.

 

Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, chúng đang chờ ngày tái xuất? - Ảnh 3.

Cờ IS (ISIL) xuất hiện bên cạnh cờ của lực lượng đối lập trước năm 2014

 

Trong khi đó ở Raqqa, ISIL đã hoàn thành công việc chính là làm suy yếu sức mạnh của Quân đội Syria Tự do (FSA), vốn là lực lượng chính chống lại các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Cuối cùng ISIL đã loại bỏ hai nhóm FSA lớn nhất vào đầu năm 2014.

Mostafa Sager, cựu ch iến binh của FSA 27 tuổi, người còn ở lại Raqqa cho đến mùa hè năm 2015 cay đắng thừa nhận:

“ISIL đã từ chân mà leo lên đầu chúng tôi. Chúng đã làm việc này trong bí mật và dựa vào các tên nội gián để làm suy yếu FSA, những người còn đang phải lo ch iến đấ u chống lại chính phủ”.

Sager (đã đầu hàng và gia nhập ISIL) nhớ lại cách anh nhanh chóng cảm thấy như một người xa lạ ở thành phố quê hương Raqqa.

“Ngay từ đầu, ISIL đã khẳng định sức mạnh của họ. Những khuôn mặt ngoại quốc, chủ yếu đến từ châu Âu, Chechnya và Bắc Phi đã tràn ngập đường phố.

Trong khi đó mọi dấu hiệu của cuộc cách mạng Syria (mà Sager gọi là “kỷ nguyên vàng”) đã bị bôi xóa”.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã vẽ ra với những chi ến binh ủng hộ nó các ảo mộng không tưởng. Trong khi đó các vi phạm nhân quyền của chính phủ Assad và các phe phái vũ trang FSA vẫn tiếp tục gia tăng.

Sager nói rằng một số chiế n binh FSA đã chọn hỗ trợ ISIL trong giai đoạn đầu vì họ đang tìm kiếm một công thức cho “công lý và tự do” từ cuộc chi ến đang diễn ra để gỡ bỏ “xiềng xích” của Assad.

Ngoài việc hệ thống chính trị (của các nhóm đối lập) trở nên tham nhũng và lạm dụng quyền lực, kinh tế bị ch iến tra nh tà n ph á và thất nghiệp gia tăng cũng góp phần vào sự phát triển của ISIL.

Đây là lý do tại sao Giáo sư Landis đã nhận xét:

“ISIL là một thành công lớn nếu coi nó như một phong trào phản kháng chính trị. Nó đã có thể huy động hàng trăm nghìn người ủng hộ, giành được cảm tình thậm chí nhiều hơn của cộng đồng dân thường Hồi giáo và trở thành một phong trào khiến cả thế giới sợ hãi.”.

Trong những năm qua, một số nhóm vũ trang bên ngoài lãnh thổ Trung Đông, bao gồm cả các khu vực ở Châu Phi và Đông Nam Á, đã cam kết trung thành với ISIL. Chúng tuyên bố t ấn cô ng các mục tiêu dân thường và nhân viên an ninh các chính phủ các quốc gia.

 

Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, chúng đang chờ ngày tái xuất? - Ảnh 4.

Lần đầu tiên chi nhánh IS tại Nigeria tung ra các hình ảnh tấ n cô ng lực lượng chính phủ tại thị trấn Tumar ngày 21/3

 

Liên Hiệp Quốc năm 2016 tiết lộ rằng ít nhất 34 nhóm vũ trang cực đoan từ khắp nơi trên thế giới đã cam kết trung thành với cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”.

Các cuộc t ấn c ông có tính chất cá nhân cũng đã diễn ra dưới danh nghĩa ISIL, bao gồm các vụ gi ết người hàng loạt bằng súng ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Tuy nhiên, giữa một cuộc chi ến hỗn loạn, những nỗ lực của ISIL để tạo ra xã hội Hồi giáo của riêng chúng đã được chứng minh là không thành công.

Bessma Momani, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Waterloo.

“Họ (những người ủng hộ ISIL) nghĩ rằng họ đang có một thực thể minh bạch, không tham nhũng để thay thế chính quyền Syria hay Iraq. Nhưng họ sớm nhận ra rằng đây là một tổ chức thực thi quyền lực theo phong cách trung cổ, cai trị bằng khủ ng b ố và sợ hãi.

Đây không phải là giải phóng, không phải là đạo Hồi và là một điều không tưởng”.

Chúng không phải là đạo Hồi

Chi ến thuật khét tiếng của nhóm khiến nhiều người không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ như một biện pháp để thoát khỏi sự quấy rối, giam giữ, nhục hình và gi ết hại. Samer nói tiếp:

Trong khi đàn ông bị cấm cạo râu, cảnh sát tôn giáo của ISIL (Hisbah), bắt buộc phụ nữ phải che mặt. Hisbah sẽ đặc biệt chú tâm đến những phụ nữ nếu họ không mặc “trang phục phù hợp.

Cuộc sống dưới thời ISIL cũng có nghĩa là hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Các quán cà phê Internet bị theo dõi, tivi bị cấm và sở hữu một chiếc điện thoại di động đồng nghĩa với việc bạn là một “gián điệp nước ngoài.

Cứ như thể những bức tường có tai.

Chúng tôi đã phải đá nh thức mọi người dậy khỏi cơn mê đó và cho họ thấy rằng điều này không đúng, đây không phải là đạo Hồi.

Mục tiêu của nhóm khủ ng b ố này là biến thường dân trở thành những nô lệ.

Bất cứ khi nào chúng sắp mất lãnh thổ kiểm soát, chúng sẽ thắt chặt sự kìm kẹp và trút sự giận dữ lên dân thường”.

 

Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, chúng đang chờ ngày tái xuất? - Ảnh 5.

IS kiểm soát Raqqa tháng 6 năm 2014

 

Samer đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2017, nhưng trước đó Samer đã có các tài khoản nặc danh trên mạng xã hội để ghi lại các bằng chứng.

Sager đã tìm cách đưa một máy quay phim nhỏ vào Raqqa để bí mật ghi lại cuộc sống hàng ngày theo “luật lệ” của ISIL.

Một số cảnh quay của anh, bao gồm các vụ hành quyết công khai, sau đó đã được sử dụng trong truyền thông quốc tế.

Liên minh do Mỹ đứng đầu bắt đầu tấ n c ông ISIL ở Iraq và Syria chỉ vài tháng sau khi Baghdadi tuyên bố thành lập cái gọi là Nhà nước Hồi giáo toàn cầu (IS) Mosul vào năm 2014, IS (lúc này chúng không còn tự gọi mình là ISIL nữa) đã bị t ấn c ông liên tục bởi các cuộc không kích của liên quân.

Tuy nhiên, IS vẫn tiếp tục mở rộng vào lãnh thổ do người Kurd kiểm soát ở miền bắc Iraq, nơi chúng bắt nô lệ từ các nhóm dân tộc thiểu số như người Yazidi.

Nhưng không kích không ngừng đã khiến hạ tầng tên liệt, cùng với các cuộc tấ n cô ng mặt đất của các chi ến binh đồng minh cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của IS nhưng nó có cái giá phải trả rất đắt.

Theo Airwars, một nhóm phi chính phủ theo dõi các báo cáo thương vong dân sự có trụ sở tại Anh, các cuộc không kích của liên quân đã gây ra ít nhất 6.000 cái ch ết cho dân thường ở Iraq và Syria vì IS vẫn tiếp tục phòng thủ trong các khu vực đô thị đông dân.

Airwars nói thêm với phóng viên rằng tổng số cuộc không kích của liên quân và pháo binh trong khoảng thời gian từ ngày 8/8/2014 đến ngày 23/2/2019, lên tới 33.961 phi vụ.

Hầu hết các cuộc không kích đó diễn ra ở Syria, và phần lớn trong chi ến dịch đá nh chiế m Raqqa.

IS sẽ trỗi dậy ra sao?

Mặc dù IS đang trên bờ vực thất bại, các nhà phân tích nói rằng hệ tư tưởng của IS sẽ tiếp tục tồn tại.

Columbus Strack, nhà phân tích cao cấp về Trung Đông tại IHS Markit, cho biết:

“IS đã tổ chức lại để thiết lập các “thiên đường” an toàn nằm trong khu vực gần như không thể tiếp cận ở các trung tâm Hồi giáo Sunni của Iraq bằng cách xây dựng các mạng lưới hỗ trợ trong các cộng đồng Sunni xung quanh.

Đây cũng có thể là một ví dụ cho sự trỗi dậy ở nước láng giềng Syria, nơi người Mỹ tuyên bố chuẩn bị rút quân khỏi khu vực đông bắc.

 

Nga-Mỹ bất lực: IS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, chúng đang chờ ngày tái xuất? - Ảnh 7.

Lực lượng an ninh Iraq truy quét tàn quân IS tại thành cổ Ninewa

 

Các nhà phân tích khác, bao gồm Momani, giáo sư tại Đại học Waterloo, cho rằng các chiế n binh nước ngoài trở về quê hương của họ sẽ là chìa khóa để ngăn chặn sự hồi sinh trong tương lai.

Hàng trăm ch iến binh đã đầu hàng Lực lượng SDF do người Kurd lãnh đạo ở Baghouz trong vài tuần qua là người nước ngoài theo phát ngôn của lực lượng dân quân người Kurd.

Nhưng dường như có vẻ như các quốc gia mà các c hiến binh ra đi đã không đồng ý nhận lại những “công dân IS” của họ.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các đồng minh châu Âu của mình “nhận lại hơn 800 chiế n binh IS mà chúng tôi đã bắt ở Syria và đưa chúng ra xét xử” – một yêu cầu bị các nước đồng minh của Mỹ, kể cả Pháp và Anh từ chối.

Còn tại Syria, những người như Samer, người đã mất cha ruột trong một cuộc không kích của liên quân, nói rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải sống lưu vong:

“Khi lực lượng của Assad bị đẩy lui, chúng tôi đã sống trong một kỷ nguyên vàng, cảm giác của tự do là không thể diễn tả được. Đó là điều tôi nhớ nhất. Sự mở rộng của IS là một “cú đâm sau lưng”. Thế giới cần phải thấy rằng IS và Chính phủ Assad là “hai mặt của cùng một đồng tiền”.