Người Séc trả lại 800 tấn thuốc cho các hiệu thuốc

Vào năm ngoái, gần 8000 tấn thuốc chưa sử dụng hoặc hết hạn đã được trả lại cho các hiệu thuốc. Con số này cao hơn 21% so với năm 2021. Năm ngoái nhà nước đã chi trả hơn 38 triệu korun cho việc xử lý chất thải nguy hại này. Theo phát ngôn viên Phòng Dược phẩm Séc, lý do đằng sau sự gia tăng số lượng thuốc bị trả lại là trách nhiệm ngày càng tăng của người dân đối với môi trường.

Theo ước tính của các dược sĩ, khối lượng thuốc được trả lại lớn nhất là thuốc sau khi bệnh nhân qua đời. Một lý do khác khiến người dân mang thuốc chưa sử dụng đến trả cho các hiệu thuốc là do họ dự trữ quá nhiều và sau đó thuốc hết hạn sử dụng ở nhà.

Trong khi năm 2021 người dân mang trả các hiệu thuốc khoảng 700 tấn thuốc hết hạn sử dụng thì năm ngoái con số này đã tăng lên gần 800 tấn. Ngoài ra chi phí xử lý thuốc cũng tăng lên. Năm ngoái nhà nước đã chi 38 triệu để xử lý thuốc, trong khi 1 năm trước ít hơn 8 triệu korun.

Một số vùng khi nhận số lượng thuốc được trả lớn kỷ lục. Chẳng hạn như ở vùng Nam Morava, năm ngoái người dân đã trả lại hơn 88 tấn thuốc, trong khi năm trước đó là 65 tấn.

Theo phát ngôn viên của Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương Séc, thuốc bị trả lại thường được coi là chất thải nguy hại. Trong mọi trường hợp, không nên vứt thuốc vào thùng rác cùng với chất thải thông thường hoặc xả chúng xuống nhà vệ sinh. Khi thuốc được bỏ vào thùng cùng với rác thải đô thị, sẽ có nguy cơ các chất nguy hiểm ngấm vào đất, khi dội xuống nhà vệ sinh cũng tương tự, các chất nguy hiểm có thể ngấm vào nước và rất khó loại bỏ chúng khỏi ở trong nước.

(tamdamedia)