Người thương xa lạ
Chúng tôi không thể nào yêu nhau được dù muốn. Hoặc là tôi không thể quên được người cũ để chú ý đến người đàn ông này. Còn anh ta? Đúng, anh ta cũng không thể quên được
Điều đáng sợ nhất trên thế gian này không phải là bị người mình yêu phả.n bội, không phải là một ngày người bạn yêu bỏ bạn đi, mà là cả hai đều tự nguyện buông tay khi vẫn còn yêu. Tôi không nói, anh cũng không nói, nhưng cả hai đều có thể cảm nhận được điều đó.
Giữa trời mùa đông lạnh giá, ngồi trong một quán cà phê đã vãn người, anh nắm lấy tay tôi, không rơi nước mắt nhưng tôi biết anh buồn. Chúng tôi chẳng còn nói lời nào thân mật, cũng không biểu lộ tình cảm. Hai đứa cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, lặng lẽ cảm nhận nỗi đa.u.
Anh bảo với tôi:
– Anh xin lỗi, anh không thể đem lại hạnh phúc cho em được.
Tôi cúi đầu, cười:
– Giá gì em có thể giúp đỡ cho anh một chút gì đó. Hoặc giá gì em biết trước được mọi chuyện.
Anh và tôi phải chia tay vì rất nhiều chuyện. Gia đình, bố mẹ, và hoàn cảnh. Bố mẹ anh đã đến nói chuyện với bố mẹ tôi, ông bà cầu xin bố mẹ tôi hãy khuyên tôi bỏ anh. Vì nhà anh quá nghèo, dù nhà tôi có giàu, nhưng họ cảm thấy không xứng đáng.
Thứ hai đó là ông bà đã chọn được một đám hỏi khá tốt cho anh. Người ta cũng chấp nhận, nên tôi và anh chẳng biết làm cách nào. Thứ ba đó là bố anh bị un.g thư giai đoạn cuối, ông không sống được bao lâu nữa, tâm nguyện duy nhất chính là mong anh kết hôn sớm rồi có con. Cả anh và tôi đều biết tộ.i l.ỗi lớn nhất của con người chính là tộ.i bất hiếu. Anh không muốn làm một người con bất hiếu.
Ban đầu tôi không đồng ý, vì tôi tin chúng tôi có thể vượt qua tất cả. Anh nói:
– Em có thể trở về quê và sống với anh trong một không gian lặng lẽ, bu.ồn chán? Em có thể chăm sóc một ông già bệ.nh tật, sắp c.hết? Em có thể không mua sắm, không đi chơi bạn bè, thậm chí còn phải trồng rau để kiếm thêm tiền tiết kiệm? Em có thể thay đổi được suy nghĩ của gia đình bên kia cũng như gia đình của anh? Khi mọi người đã chuẩn bị lễ cưới đâu vào đó?
Tôi là một tiểu thư nhà giàu, sống trong nhung lụa từ bé, không hiểu được nỗ.i khổ của người nghèo. Nhưng với sự ngây thơ chưa trải đời của mình, tôi nguyện đi theo anh, chịu k.hổ vì anh. Chỉ là tôi không có cách nào thay đổi được lễ đính hôn của anh và cô gái kia. Vì ngay bản thân anh cũng đâu muốn thay đổi.
– Anh đã bao giờ nhìn thấy cô ấy chưa?
Anh lắc đầu:
– Chưa một lần. Nhưng bố mẹ anh nói, cô ấy rất nhanh nhẹn, có thể giúp mẹ chuyện đồng áng. Cô cũng sẵn sàng có con ngay nếu muốn.
“Em…” – Tôi thấy nghèn nghẹn, tôi thì không được. Tôi có công việc, có những sự ràng buộc mà chuyện có con trở nên rất khó khăn. Đó là vấn đề chung của những người thành thị. Dường như họ dần quên đi mất cảm giác gia đình. Họ s.ợ hôn nhân, lại s.ợ cả có con.
– Nên em đừng buồn, chúng ta đã có những kỷ niệm rất tốt, không có chút kỷ niệm buồn nào. Anh rất yêu em, chỉ cần em biết như thế khi nhớ về anh là được.
“Em không thể xa anh được.” – Tôi nắm chặt bàn tay anh.
Anh ôm tôi vào lòng, hôn nhẹ lên mái tóc tôi:
– Bố anh sắp ch.ết rồi. Anh không muốn làm ông buồn. Anh cũng nghĩ mình sẽ không sống được nếu thiếu em.
– Hay là tổ chức đám cưới giả?
– Rồi thì sao? Ngay cả bố mẹ em cũng đã khuyên em hãy rời xa anh. Trúc, nhà em quá giàu có. Anh thấy mình không xứng đáng.
– Hoá ra đó là lý do à? Anh không dám đương đầu với sự khác biệt? Vậy mà anh nói rằng anh yêu em và không thể sống thiếu em.
Anh chỉ biết cúi đầu, không nói gì. Tôi chưa bao giờ cảm thấy nhà mình giàu là một cái t.ội như lúc này. Sao tôi không phải là cô gái kia? Sao tôi không thể trồng rau, trồng lúa hay trồng hoa? Sao tôi lại không biết làm một việc nhà, nấu một món ăn nào? Sao tôi lại không thể gạt công việc ra để có con với anh ngay? Dường như mọi t.ội lỗ.i đều là của tôi.
Chúng ta đã trưởng thành và chúng ta phải suy nghĩ mọi chuyện thực tế. Nếu tình yêu có thể giải quyết được tất cả những sự khác biệt của chúng tôi, thì có lẽ những người yêu nhau sẽ luôn được ở bên nhau.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy nhà mình giàu là một cái t.ội như lúc này. Sao tôi không phải là cô gái kia? (Ảnh minh họa)
Chúng tôi đã chia tay nhau như thế. Không có cãi vã, không có mâu thuẫn. Nó giống như một chuyện khó tin, và giống như một chuyện khiến người khác nghe đều cười giễu cợt. Họ sẽ nghĩ chúng tôi yêu nhau chưa đủ nhiều nên chưa dá.m vượt qua. Có lẽ là như thế.
Khoảng một tháng sau đó, tôi gặp một người đàn ông khác. Anh ta vừa hoàn thành xong nghiên cứu sinh bên Pháp về lĩnh vực lý luận phê bình, là con một trong một gia đình gia thế, điển trai, đã từng có một đời vợ nhưng cô ta đã bỏ đi theo người khác khi anh còn học tập bên Pháp.
Chúng tôi gặp nhau trong một tình cảnh không thể buồn cười hơn. Hôm ấy phòng tôi có tổ chức ăn uống vì đạt nhiều chỉ tiêu trong năm, tôi say quắc cần câu và đi nhầm vào phòng vệ sinh nam. Anh ta mặc một cái áo có hình của một ca sĩ nhạc rock, tôi liền vồ lấy lưng anh ta:
– Khanh, sao anh lại ở đây?
Tôi đã nhìn cái hình đó thành người yêu cũ của tôi. Thậm chí tôi đã suýt khóc khi tưởng anh cười với mình.
“Cô làm cái gì thế?” – Người đàn ông giật mình, vội vàng nhét cái thứ mà ai cũng biết là gì vào trong quần – “Biế.n thái à?”
Tôi hoàn toàn không để ý gì đến sự hiện diện của anh ta, định cởi áo anh ta ra vì cái hình trên đó:
– Lại đây, đi thôi, chúng ta ra ngoài nói chuyện.
– Biế.n thái, buông ra.
– Yên nào.
– Buông ra, đây là nhà vệ sinh nam. Cô s.ay rồi.
Tôi nhảy chồm lên lưng của anh ta, lẩm bẩm:
– Đừng bỏ em, chúng ta sẽ sống hạnh phúc bên nhau.
Người đàn ông đẩy tôi ra, cố gắng trốn thoát, nhưng không ngờ tôi đã nôn be bét lên cái hình trên áo.
Mọi ký ức sau đó đều hoàn toàn bay biến. Tôi nghi ngờ mình đã bị ngất đi, hoặc là tôi bị bỏ lại trong cái nhà vệ sinh nam bẩ.n thỉu đó. Và đương nhiên tôi chỉ nhớ khuôn mặt trên cái áo của anh chứ chẳng nhớ gì đến khuôn mặt anh cả.
Lần thứ hai gặp nhau là trong một buổi hội thảo về một vấn đề trong văn học, nghệ thuật. Anh được mời tham gia trên cương vị khách mời. Tôi thì chẳng nhớ gì về anh ta cả, tôi đến đây vì cô bạn của mình thôi. Nhưng từ đầu buổi đến cuối buổi, anh ta đều nhìn tôi với vẻ rất khó diễn tả. Nó là kiểu trêu tứ.c, cười đ.ểu, thân thiện hay gì gì đó đều có thể hội tụ trong vẻ mặt đó.
– Bồ có để ý không? Anh đẹp trai trên kia cứ nhìn bồ đấy.
Tôi nhún vai:
– Đừng có tưởng bở, vì đẹp trai cũng có thể bị lác.
– Bị lác mà cũng mang được vẻ mặt tì.nh ý đó sao?
Tôi không hiểu sao bạn tôi lại có thể nhìn ra đó là một vẻ mặt mang tình ý.
– Bồ cũng lác mấ.t rồi.
Khi hội thảo kết thúc, tôi cùng với cô bạn ra lấy xe thì phát hiện ra xe mình bị một chiếc BMV chắn ngay đằng sau, hai bên sườn là một chiếc xe khác. Tôi đ.á mạnh lên cái lốp xe đó mà mắng:
– Cái đồ bất lịch sự, đi xe đẹp mà ý thức như con ruồi.
“Xin hỏi cô có thể đỗ được nó ở đâu ngoài chỗ trống hợp lý này?” – Ngay từ đằng sau, một giọng nói mà tôi đã bị á.m ảnh suốt buổi hội thoại vang lên.
Cả tôi và Xuân – cô bạn tôi quay lại nhìn, hoá ra là anh ta. Chúng tôi ngại ngùng ngó lơ, Xuân giả vờ đi ra chỗ khác nói chuyện điện thoại. Tôi biết thừa nó chẳng có cuộc điện thoại nào sất.
Anh ta đều nhìn tôi với vẻ rất khó diễn tả. Nó là kiểu trêu tức, cười đểu, thân thiện hay gì gì đó đều có thể hội tụ trong vẻ mặt đó. (Ảnh minh họa)
Người đàn ông bước đến trước mặt tôi, nói:
– Lại gặp nhau nữa rồi.
– Chúng ta từng gặp nhau rồi hả?
– Cô không nhớ tôi à?
– Không.
– Cô đã… à mà thôi. Không nhớ thì càng tốt, hôm đó cô làm tôi không giống một thằng đàn ông chút nào.
Xuân huých tay tôi, nhìn bằng một vẻ thâm sâu. Câu nói mờ á.m này là có ý gì? Tôi đã làm gì mà khiến anh ta không giống một thằng đàn ông? Tôi cố ý tả.ng lờ, hất mặt về phía xe của anh ta:
– Cũng không có chuyện gì nữa, anh lùi xe ra để tôi đi có được không?
– Chiều lòng người đẹp là điểm mạ.nh của tôi mà.
Kiểu nói chuyện hoa mỹ. Tôi nghĩ trong lòng. Đàn ông mà dẻo mồm thì chẳng tốt đẹp gì đâu. Chẳng hiểu ai dạy tôi điều đó và tôi lấy cơ sở gì để nói như vậy.
Lần thứ ba gặp nhau chính là trong buổi tiệc gia đình. Có một gia đình đã mời gia đình tôi tới để dự tiệc kín của họ. Hầu hết đều là bạn bè và những người thân thiết nhất. Tôi bị miễn cưỡng lôi đi với chỉ thị của mẹ:
– Mục đích của thiệp mời này là để kết thân giữa hai gia đình. Nhà đó ngỏ ý hỏi cưới vợ cho thằng lớn. Tao thấy thằng đó cũng hợp với mày đấy. Ngoài chuyện nó từng có vợ.
– Con mà phải đi lấy hàng second-hand thế à?
– Mày cũng từng bị gia đình người ta từ chối còn gì. Tao tưởng mày tài giỏi thế nào, hoá ra cũng chỉ đến thế mà thôi.
Để chứng to bản thân, tôi quyết định tham gia bữa tiệc đó cho mẹ tôi thấy con gái mẹ có giá cỡ nào. Dù tôi chẳng hứng thú gì với chuyện yêu đương lắm.
– Mai mày vứt hết mấy cái ảnh của nợ này đi, chia tay rồi giữ lại chỉ tổ rá.c nhà?
– Mẹ, sao mẹ vào phòng của con? Còn lục lọi đồ của con nữa. – Tôi hét lên.
Mẹ chỉnh lại tóc, xịt nước hoa:
– Tao biết mày còn yêu thằng Khanh, nhưng làm thế chỉ càng kh.ó bỏ thôi. Là con gái đừng có d.ại dột, đàn ông như cây trong rừng, không cưa đổ thằng này thì chặt thằng khác.
Mẹ tôi cũng từng là tiểu thư nhà giàu, nhưng bà nói chuyện l.ỗ mãng không thể chấp nhận được. Bố tôi thì khác, ông là kiểu người lịch lãm, theo phong cách của một quý ông. Tôi chẳng hiểu vì sao ông lại yêu mẹ nữa.
Cả nhà chúng tôi cùng đến bữa tiệc hoa lệ ấy. Từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng nhạc Jazz được chơi bởi một dàn nhạc hoành tráng. Lúc thấy người đàn ông đó đứng ngoài cửa tôi mới hốt hoảng vì sự trùng hợp này. Sau khi tôi nhớ ra anh ta là người đã bị tôi… nô.n be bét trong nhà vệ sinh.
“Lại gặp nhau nữa rồi.” – Anh ta cười.
Tôi cũng cười nhưng như mếu:
– Ừ, xin chào.
– Nghe nói hôm nay cô đến đây để xem mặt.
“Liên quan gì, mà ai nói với anh thế? Tôi đến ăn.” – Tôi chối bay biến.
Mẹ tôi từ đâu chạy ra cười rất tươi với anh ta, một bàn tay lén véo mông tôi khiến tôi nhảy dựng lên.
– Cháu đừng trách cũng tại cô chưa nói cho nó biết hôm nay người xem mặt với nó là cháu.
Tôi và anh thân thiết hơn từ dạo đó, nhưng không có dấu hiệu của tình cảm nam nữ. Cả hai gia đình đều ưng thuận, chỉ có điều lần này thì hai đứa lại không hợp nhau. Chúng tôi không thể nào yêu nhau được dù muốn. Hoặc là tôi không thể quên được người cũ để chú ý đến người đàn ông này. Còn anh ta? Đúng, anh ta cũng không thể quên được vợ cũ.
Tôi và anh thân thiết hơn từ dạo đó, nhưng không có dấu hiệu của tình cảm nam nữ. Cả hai gia đình đều ưng thuận, chỉ có điều lần này thì hai đứa lại không hợp nhau. (Ảnh minh họa)
Anh tên Phi, nói chuyện duyên dáng nhưng không phải là một quý ông! Anh ta l.ỗ mãng y như mẹ tôi, thích ăn lòng lợn, thích ngồi cà phê vỉa hè, thích uống rượ.u Ba Kích. Như các bạn đã biết, tôi thì khác.
– Em đi đám cưới với anh nhé, đóng vai người yêu cho anh nữa. – Phi đề nghị.
– Làm gì? Tại sao phải đóng vai?
– Đi đám cưới vợ cũ của anh.
Tôi ngạc nhiên:
– Cô ta còn có thể mời anh sao?
– Là anh t.ự đến đó. Không mời nhưng cứ đến đứng ở cổng cho cô ta tức chơi.
– Anh điê.n thật rồi! Em không rảnh đâu.
– Anh cũng có rảnh đâu, nhưng đây là tr.ả thù. Em hiểu không?
– Em sợ rằng cô ta chẳng quan tâm đến sự tr.ả thù ngu ngốc này.
Phi nhún vai, một hành động quen thuộc của anh:
– Ít nhất thì phải xem cái sừng của anh hình dạng ra sao chứ. Hắn có tốt hơn anh không.
Tôi bật cười:
– Nhìn một lần làm sao mà biết.
– Với con mắt của một nhà lý luận và phê bình như anh thì có thể.
Tôi đành phải đồng ý. Dù gì đó cũng là một chuyện đáng để xem. Tôi chưa bao giờ làm mấy chuyện đi vượt quá xa những điều thường nhật trong cuộc sống. Phi xuất hiện giống như một làn gió mới với tôi.
Đêm trước khi làm “bạn gái” của Phi, tôi đột nhiên nhận được một tin nhắn của người yêu cũ. “Anh nhớ em!” – Chỉ có nhiêu đó thôi cũng khiến cảm xúc hào hứng, vui vẻ của tôi tắt ngấm. Tôi không muốn làm gì nữa và chìm dần vào nỗ.i buồn. Bởi vì tôi cũng nhớ anh.
Sau đó, tôi từ chối Phi tham gia phi vụ tr.ả thù của anh.
Tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại phải chia tay một người trong khi vẫn còn yêu? Không hiểu được nên tôi mới không thể d.ứt tình. Cả anh nữa, anh cũng không hề tuy.ệt tình với tôi, nên tôi cứ nuôi hy vọng mãi.
Sau khi nghe tôi t.ừ chối vụ đi dự đám cưới, Phi đến tận nhà và lôi tôi ra khỏi giườ.ng. Mẹ tôi tự tay mở cửa phòng để anh ta đi vào và nhìn tôi trong cái dáng vẻ không thể ki.nh khủng hơn.
– Hoá ra em cũng có lúc xấ.u đến m.a chê q.uỷ hờn như vậy.
Tôi trốn trong chăn, bực tức hét lên với mẹ đang đứng cười ngoài cửa:
– Mẹ, đây là lần thứ bao nhiêu rồi? Con đã bảo đừng có tự tiện vào phòng của con.
Bằng sức mạnh của mẹ và Phi, tôi bị cư.ỡng ép đánh răng, rửa mặt, trang điểm và thay quần áo. Khi đã ngồi lên chiếc BMV của Phi, tôi chỉ nói gọn:
– Em không làm bạn gái của anh đâu, hiểu chứ? Anh muốn làm gì thì làm.
– Giúp nhau một lần mà khó đến thế hả cô nương?
Tôi nhún vai, y như cái cách anh vẫn làm. Phi bật cười trước hành động đó của tôi.
Đó là một lễ cưới hoành tráng, cô dâu và chủ rể đều hạnh phúc đến nỗi không nhận ra tôi và Phi đang lởn vởn trước mặt họ. Nhìn Phi hụt hẫng đến vậy tôi chỉ biết bật cười. Cuối cùng, tôi khoác tay anh như một người bạn gái thật sự, anh nhìn tôi, mỉm cười. Kể ra, nếu như anh làm bạn trai của tôi cũng không có gì t.ồi tệ lắm.
Nhưng suy nghĩ ấy chẳng kéo dài được bao lâu, khi mà tôi nhìn thấy người yêu cũ của mình đang khoác tay vợ đi tới lễ cưới này. Anh làm gì mà lại đến đây? Anh đã trở về quê sau khi lấy vợ, trước đó anh chỉ làm nhân viên giao hàng bình thường. Bỏ việc với anh cũng chẳng có gì là khó. Tôi tự hỏi rồi lại tự trả lời.
Anh cười với vợ, bình yên đến nỗi tôi không nhận thấy được một sự khổ đa.u nào trên khuôn mặt anh. Còn cô ấy, giản dị đến mức nhạt nhoà, nhưng tôi lại thấy ghanh tị.
Khanh cũng giật mình khi thấy tôi, ánh mắt anh sáng lên khiến trái ti.m tôi rung động. Phi và cô vợ của Khanh không nhận ra điều gì giữa hai chúng tôi. Tôi cười rất tươi kéo tay Phi tiến đến chỗ anh. Vì tôi quá nhớ anh, tôi quá xúc động khi nhìn thấy anh nên tôi không còn để ý đến bất cứ điều gì nữa.
Đến khi cả hai chỉ còn cách nhau một bước chân, thì Khanh khoác tay vợ, đi qua tôi như không hề quen biết. Tôi thẫn thờ, nụ cười cứng lại trên môi. Đâu đó bên tai, tôi nghe thấy câu nói của anh:
– Không, anh không quen cô ấy.
Lan Vy (Khám Phá)