“Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ nếu chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ cá nhân…“

“Đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

2 câu chuyện đáng suy ngẫm

Một kỹ sư Nhật khi về nước đã không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó ko phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh.

Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5 triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoặc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết.

Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Học tinh thần “tư duy đến cùng” của doanh nghiệp Nhật Bản

“Luôn có một cách khác tốt hơn để giải quyết một vấn đề” – Có một câu nói đại ý như vậy để mô tả nỗ lực “tư duy đến cùng” và “cải tiến không ngừng” của người Nhật.

Khái niệm Kaizen hay còn gọi là “cải tiến không ngừng” là một đặc trưng cơ bản trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản nay đã trở thành thuật ngữ quốc tế. Tuy vậy, chỉ trong các doanh nghiệp có yếu tố Nhật Bản, tinh thần này mới được thể hiện rõ nét hơn cả.

Doanh nghiệp Nhật luôn tự đề ra cho họ những “điểm chuẩn tuyệt đối”. Họ liên tục xác lập những mục tiêu mang tính tuyệt đối để vươn tới như: “khiếm khuyết bằng 0”, “thời gian bằng 0”, “khoảng cách bằng 0”, “sự cố bằng 0”, “tỉ lệ vận hành máy là 100%”, “mức độ thỏa mãn của khách hàng là 100%”…

Câu nói thấm thía của kỹ sư Nhật: Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ vì chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân... - ngẫm chẳng sai tí nào!  - Ảnh 1.

Lối suy nghĩ này của người Nhật được gọi bằng thuật ngữ “tư duy đến cùng”. Người Nhật cho rằng khi công việc chưa “chạm” tới “điểm chuẩn tuyệt đối” thì có nghĩa là vẫn có một vấn đề gì đó có thể được cải thiện. Vì thế, phải luôn “cải thiện không ngừng” để hướng tới cái tuyệt đối.

Tập quán tư duy Kaizen này đã ăn sâu bén rễ trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản, góp phần tạo nền tảng cho những tập đoàn hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Sony định hình, phát triển và trường tồn cho đến ngày nay.

Khái niệm Kaizen hay còn gọi là “cải tiến không ngừng” là một đặc trưng cơ bản trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản nay đã trở thành thuật ngữ quốc tế. Tuy vậy, chỉ trong các doanh nghiệp có yếu tố Nhật Bản, tinh thần này mới được thể hiện rõ nét hơn cả.

Doanh nghiệp Nhật luôn tự đề ra cho họ những “điểm chuẩn tuyệt đối”. Họ liên tục xác lập những mục tiêu mang tính tuyệt đối để vươn tới như: “khiếm khuyết bằng 0”, “thời gian bằng 0”, “khoảng cách bằng 0”, “sự cố bằng 0”, “tỉ lệ vận hành máy là 100%”, “mức độ thỏa mãn của khách hàng là 100%”…

Học Kaizen qua một câu chuyện

Ít có câu chuyện nào mô tả tập quán tư duy Kaizen rõ ràng hơn câu chuyện nổi tiếng của Masanori Ino, một công nhân nhà máy Sayama của Honda, nơi đã cho ra đời những mẫu xe Regent Accord và Prelude đầu tiên. Ông bắt đầu làm việc cho Honda khi đã 52 tuổi với nhiệm vụ lắp những tấm thép vào thân xe, hàn lại và đảm bảo không bị gỉ.

Khi được công ty thông báo mỗi công nhân phải nghĩ ra 3 đề xuất để công việc của mình hoàn hảo hơn, ông đã tới gặp một đồng nghiệp và hỏi:

“Ông làm ơn cho tôi biết đề xuất cải tiến là cái gì thế?”

“Anh có thấy sàn nhà bẩn không?” – Anh đồng nghiệp trả lời.

“Đúng là bẩn thật”.

“Vậy anh hãy lau chùi nó đi”.

Một lúc sau, Masanori làm xong, ông quay lại nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu của đồng nghiệp:

“Anh cho rằng đã lau xong ư? Vẫn còn bẩn”.

Masanori nhìn xuống và thấy quả là sàn nhà vẫn có chút vết bẩn nhỏ. Ông đổ nước và kỳ cọ lại một lần nữa. Khi lau kỹ ông mới phát hiện vết bẩn nhỏ là do nước bẩn rò rỉ từ đệm lót tiếp đất của máy bơm. Khi Masanori tìm cách vặn chặt miếng lót thì ông lại thấy mối nối quá hẹp còn ống lại quá dài. Ông cắt ngắn một đầu cút lớn để nối ống lại. Ông còn cắt một rãnh để cặn bẩn có thể thoát hết ra ngoài và lấy tấm thép đậy lại cho an toàn. Không xấu hổ khi 52 tuổi còn bị đồng nghiệp trẻ bắt lau nhà nhiều lần, ông mới hiểu thế nào là tầm quan trọng của các sự cải thiện không ngừng.

Chỉ có một câu chuyện ngăn nắp vệ sinh và an toàn lao động nơi làm việc nhưng người Nhật có lý do khi xác lập ra các nguyên tắc khắt khe như vậy: Phải hoàn thiện tới mức tối hảo những việc tưởng như nhỏ nhất để hình thành thói quen “tư duy đến cùng” và “cải thiện không ngừng”. Có vậy, cuộc sống của bạn mới tốt lên được!

(Cafebiz)