Người Việt ở châu ÂU: Ở đây không ai mang khẩu trang, họ còn ném bật lửa vào người đeo

Tính đến trưa 10.3, Vương quốc Anh có 321 ca nhiễm Covid-19, trong đó 5 ca tử vong. Song, người dân địa phương quan niệm đây chỉ là cảm cúm thường. Người Việt ở đây không dám mang khẩu trang vì sợ bị kỳ thị.

Vừa có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Nottingham, người dân đã ‘càn quét’ hết giấy vệ sinh trong siêu thị /// Ảnh: TN

Vừa có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Nottingham, người dân đã ‘càn quét’ hết giấy vệ sinh trong siêu thị
Ảnh: TN

Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường

Trong đổi với Thanh Niên, chị Nguyễn Quỳnh Trang (sống ở London) cho biết mọi người vẫn đi lại, tụ tập, ăn uống bình thường, nói không với khẩu trang.

“Người dân địa phương vẫn hớn hở vì quan niệm đó là bệnh lây nhiễm như cúm thông thường. Trái lại, rất nhiều người Việt, đặc biệt là du học sinh đều hoang mang trước dịch bệnh”, theo chị Quỳnh Trang.

Người Việt kể từ Anh: Mang khẩu trang bị xem như nhiễm Covid-19, hết dám đeo - ảnh 1
Không có cảnh cháy hàng, người dân cũng không đổ xô mua hàng dự trữ

Riêng chị Quỳnh Trang cũng đang lo sợ nhưng vẫn không dám về Việt Nam. “Mình muốn về Việt Nam, tính xét nghiệm chắc chắn rồi về. Nhưng sợ lên máy bay nhỡ lây ai, nhỡ có sao thì sẽ ảnh hưởng cả nước, nên chẳng dám về nữa. Con cái thì vẫn phải đi học, cả 2 đứa đều sắp thi hết cấp. Mình cũng chưa dám đeo cái khẩu trang. Chưa bao giờ mình thấy mong manh như bây giờ”, chị bày tỏ lo lắng.

Ở Greenwich (thuộc London), chị T.L cho biết cuộc sống ở đây vẫn bình thường và chưa có gì thay đổi. “Ở đây cuộc sống vẫn bình thường, không giống đang có dịch như ở Việt Nam. Học sinh, sinh viên đi học như thường lệ. Mọi người cũng có ý thức rửa tay vệ sinh, nhưng không ai mang khẩu trang cả. Người châu Á thì người mang, người không”, chị T.L thông tin.

Người Việt ở Anh: lo lắng, nhưng không dám mang khẩu trang trong dịch Covid-19
Hàng hóa dồi dào trong siêu thị ở Anh

Do tâm lý chung của người châu Á, chị T.L cho biết, người Việt sống trong khu vực cũng hạn chế đi lại. Một số người do công việc bắt buộc nên phải đi.
“Vài người bạn tôi quen vẫn đi ăn uống, lên trung tâm bình thường. Bản thân tôi thì lại ở nhà suốt, không còn ra thư viện học và chuyển sang đi bộ cho an toàn”, chị nói.

Không dám mang khẩu trang vì sợ bị kỳ thị

Vì cho rằng đây chỉ là cúm thông thường nên dân địa phương không ai mang khẩu trang.
Chị Quỳnh Trang cho biết: “Ở đây người ta nghĩ, ai đeo khẩu trang có nghĩa là người đó bị bệnh, lên tàu điện sẽ bị nhìn kiểu khó chịu. Bác sĩ còn khuyên không nên đeo khẩu trang, vì không ngăn được virus, dễ bị nhiễm hơn. Không ai đeo khẩu trang nhưng vẫn không có mà mua hoặc rất là đắt nếu mua online”.

Người Việt ở Anh: lo lắng, nhưng không dám mang khẩu trang trong dịch Covid-19
Tuy nhiên ở Anh, mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay và giấy vệ sinh lại khan hiếm

Dù đã xuất hiện 5 ca nhiễm Covid-19 ở Nottingham, nhưng anh Phương Đặng thấy tất cả người Anh đều không mang khẩu trang.

“Người Anh không hề lo lắng nên không ai mang khẩu trang cả. Chỉ có sinh viên Trung Quốc và Việt Nam mang khẩu trang khi ra đường thôi. Mình cũng không dám mang khẩu trang vì dễ bị kỳ thị”, anh Phương cho biết.

Anh Phương cũng cho biết thêm, khi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Nottingham, người dân cũng đi mua gạo và đồ ăn tích trữ. Nhưng sau đó, mọi thứ ổn định lại. Song, nước rửa tay và giấy vệ sinh lại khan hiếm.
“Hiện nay, giá khẩu trang từ 3 – 4 bảng tăng lên đến 30 – 40 bảng/1 hộp. Và tại các siêu thị, đồ ăn thức uống không thiếu, chỉ có giấy vệ sinh và nước rửa tay là cháy hàng”, anh nói.

Người Việt ở Anh: lo lắng, nhưng không dám mang khẩu trang trong dịch Covid-19
Trung tâm mua sắm Victoria intu Nottingham vẫn đông đúc

Từ đầu dịch chị T.L. cũng đi mua khẩu trang nhưng sau đó không ai đeo nên cũng sợ bị kỳ thị. Bây giờ dù có đôi chút e ngại vì sợ bị kỳ thị, nhưng chị T.L quyết định mang khẩu trang để bảo vệ chính bản thân mình.

“Hiện giờ, lo vì mình muốn tự bảo vệ mình mà lại sợ bị kỳ thị. Nhưng sau vụ ca nhiễm Covid-19 thứ 17 ở Việt Nam thì mình thật sự sợ lắm, nên mình quyết định cứ mang khẩu trang lo cho bản thân mình trước. Hai hôm nay mình mang thì chưa thấy mọi người phản ứng gì”, chị T.L kể.
Trên phố xá người dân đi lại như thường nhật