Người Việt ở nước ngoài mang danh Việt Kiềυ đầy đaυ khổ: “Học thạc sỹ xong, sang đấy làm phục vụ à?”

Công việc hèn kém thế nào cũng chịu, cực thế nào cũng chẳng nề hà, miễn chẳng đói hay ra đường ngửa tay xin ăn bữa nào. Thế nên đi đâu cũng thấy đa phần dân châu Á làm mọi chỗ, những công việc tay chân nhỏ nhoi nhất.

Ở Sài Gòn, tôi từng kiếm được nhiều tiền, từng có chức vụ cao trong công ty, cũng nhàn hạ ra vào văn phòng, đi công tác đây đó, cũng góp công góp sức chuyện nhỏ chuyện to. Cũng ăn chơi, tận hưởng tuổi trẻ, tiền làm nhiều thì tiêu cũng nhiều, vênh vênh váo váo cho mình vậy là đã hơn người.Vậy mà tôi vẫn không tránh được việc mỗi sáng thức dậy, thấy đời mình nó vô nghĩa như cát tuột qua kẽ tay. Nay tôi đứng đây làm chân phục vụ ở xứ người, trở lại làm con số 0 tròn trĩnh, nhìn ra thế giới thượng lưu hào nhoáng, tự thấy tâm tĩnh lặng vì chẳng còn cần phải chứng minh bản thân mình với ai.

Chỉ cần thấy mình lớn lên mỗi ngày, tích lũy cho mình, được sống và được làm mọi điều mà bản thân mình chịu trách nhiệm. Miễn như ta không đưa mình đến bờ vực thất vọng, thì đời chẳng thể xô ngã ta.Sau thời gian làm phục vụ nhà hàng, tôi chuyển qua làm phục vụ phòng cho một khách sạn 4 sao ở Sydney. Có đứa bạn trong lớp hỏi tôi chứ mày xin được việc làm thêm chưa, tôi thiệt bụng bảo, tao đang làm phục vụ phòng cho khách sạn. Tụi nó bảo, mày có bằng cấp, có kiến thức, từng làm quản lý rồi, sao giờ chịu làm việc đó?Sao không kiếm cái khác tương xứng hơn mà làm? Người ta có biết mày học thạc sĩ không? Đi làm phục vụ cũng được mà, sao đi dọn dẹp chi cho cựcTôi chỉ cười. Chẳng lẽ nói đùa, đa phần việc gì tao cũng từng thử, mà có chùi toa-lét là chưa nên nay thử luôn cho nó đủ.

Có mấy hôm mệt quá, học hành với công việc bị dí lên xuống, mà còn phải lên bệnh viện vô thuốc, tôi nghĩ ngợi, hay là về? Đang ngồi mát, lương cao, ngoài gia đình không phải ra đường chùi toa-lét cho ai, tốn bao nhiêu công sức để đi làm trí thức như người ta, mà giờ tự dưng đi kiếm chỗ cực lao vô. Hay là về, rồi lại thấy đời mình vô nghĩa? Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng ngủ một giấc dậy, lấy lại sức, rồi tiếp tục lao đi làm. Đi chùi toa lét cũng là một cái nghề lành kiếm cơm mà. Hai ngày đầu thử việc phục vụ phòng, tôi được kèm bởi một chị người Nepal. Chị là người hiền lành, chất phát. Gương mặt chị mang nét khắc khổ, dù lúc nào cũng tươi cười, tôi vẫn thấy như cái cười của chị cứ mếu máo.Chị làm việc ở đó đã được 5 năm, lúc nào cũng chăm chỉ dù bị giao việc cực hơn người khác. Chị đã có gia đình và có con nhỏ. Nhà chị ở khá xa khách sạn nên mỗi sáng chị đều phải đi mất 2 tiếng buýt để đến chỗ làm.Mỗi lúc nói chuyện với chị, tôi lại thực sự cảm thấy những người hiền lành thế này dù có bị chà đạp thế nào thì tâm họ vẫn thực sự rất tĩnh. Họ là những vĩ nhân hay chỉ là kẻ khờ? Người làm ở đây đủ mọi quốc tịch, họ quyết định bỏ xứ đi để thay đổi cuộc sống của mình, hoặc để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Ai cũng đều có một ước mơ nhỏ nhoi.

Mức lương thử việc của tôi kéo dài không thời hạn, tức là tôi làm với mức lương thấp hơn những người cùng làm, nhưng phần việc của tôi mỗi lúc càng được giao nặng hơn. Đỉnh điểm là tôi thường xuyên bị giao phần việc gấp đôi người khác. Những sinh viên làm thêm ở đó trước tôi và cùng đợt tôi đều dần dần rời đi, không ai trụ vững nổi.Anh Lâm làm ở khách sạn cũng đã được 5 năm, anh bảo em trụ vậy là lâu rồi, chứ sinh viên ở đây làm được 1 tuần đầu là quá lắm rồi. Chỉ những người đối với họ, cơm áo gạo tiền nuôi sống cả gia đình, thì công việc này mới có thể trụ mà thôi. Tôi chỉ cười trừ, cảm thấy cổ họng mình đăng đắng.

Tôi vào được vài ngày thì đã thấy toàn bộ hệ thống làm việc cũng như cách ăn chia tiền của doanh nghiệp trên việc bán sức người ra sao. Tôi nghe đủ câu chuyện của những người xa xứ từ khắp thế giới, việc họ chấp nhận cực thế nào và những cái than vãn không có lời đáp.

Tất cả chúng ta đều cần tiền để sống giữa đồng loại của chúng ta. Nhưng không phải vì điều đó, mà đồng tiền được đặt lên làm thước đo giá trị một con người. Thật buồn cười khi người với người dạy nhau sống tốt. Nhưng cũng chỉ có con người đãi bạc nhau. Tôi chấp nhận làm ở đó một thời gian nữa, để liên tục nhắc nhở bản thân mình những bài học cơ bản về đối nhân xử thế.Tôi cứ nghĩ bản thân mình tốn công tốn sức đi học làm quản lý, mà quản lý gì nếu không hiểu được giá trị con người. Chợt tôi nghe như có tiếng thở dài trong lòng mình.