Người Việt ở Vác-sa-va. Chúng ta biết gì về cộng đồng kín đáo nhất này ở thủ đô?

Mọi thứ bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi các sinh viên Việt Nam đầu tiên đến các trường đại học Ba Lan. Lúc đầu chỉ có một số rất ít, nhưng theo thời gian số này tăng lên dần – trước hết là do chiến tranh kéo dài ở Việt nam và việc các nước khối Đông Âu tăng cường sự giúp đỡ cho phép sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam rời đất nước và tiếp tục học tập ở Ba Lan. Các hoạt động này vẫn tiếp tục cả sau chiến tranh. Do vậy đến cuối những năm 90, có hơn 4500 công dân Việt đã được đào tạo ở Ba Lan.

 

 

Theo mục tiêu thì sau khi tốt nghiệp, số sinh viên này phải về nước, song phần lớn trong họ đã quyết định lập nghiệp bên bờ sông Wisła. Họ bắt đầu làm việc, lập gia đình, nuôi và đào tạo con cái. Dần dần, do hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa, số người trên đã trở thành những người đi đầu cho toàn cộng đồng Việt ở Ba Lan – bà Teresa Halik, nhà Việt Nam học, đã viết như vậy trong bài “Những người nhập cư vào xã hội Ba Lan” của mình. Nhóm lớn người Việt đã cần những người tiên phong đã đến Ba Lan vào những năm 90. Vì sao vậy?

 

 

 

Vào cuối thập kỷ của thế kỷ XX có một làn sóng lớn người Việt xuất cảnh – số lượng lớn và từ các giai tầng xã hội rất khác. Nhóm người nhập cư này do không biết ngôn ngữ và văn hóa Ba Lan nên sau khi đến Ba Lan họ cần sự hỗ trợ của các đồng bào mình đã là thổ dân ở đây. Những người mới tới dùng các mối quan hệ gia đình và bạn bè người Việt sống ở Vác-sa-va và cũng sống ở gần họ. Bằng cách đó ở Vác-sa-va bắt đầu hình thành các cộng đồng người Việt khép kín. Cộng đồng này đến giờ vẫn sống ở gần nhau và có các „khu phố” ưa thích của mình. Theo các số liệu mới nhất từ Biuletyn Informacji Publicznej của Vác-sa-va (ra ngày 8-3-2019), thì ở thủ đô có tổng cộng 1708 người Việt định cư và tạm cư, nó làm cộng đồng này đứng thứ hai – sau người Ucrain – là sắc tộc thiểu số ở Vác-sa-va. Họ ở các khu phố nào? Người Việt hay chọn nhất là: Ochota, Włochy, Wola và Mokotów.

Ở Ochota có đăng ký hộ khẩu đến gần 30% toàn bộ người Việt ở Vác-sa-va, Włochy (15%), Wola (10%) và Mokotów (9%). Ít người Việt nhất ở Praga Północ, Wawra và Wesoła- dưới 1%.

Hiện có bao nhiêu người Việt ở Ba Lan?

Con số thực tế khó ước tính chính xác. Theo Sở Ngoại kiều thì 12,2 nghìn người có giấy phép hợp pháp. Phần lớn số giấy phép (trên 10 nghìn) do tỉnh mazowieckie cấp. Con số này mỗi năm một tăng – chỉ trong năm 2018 đã có 4878 người Việt nộp đơn xin và một nửa được đồng ý.

Nhưng nên nhớ là con số này không phản ánh đúng thực tế ở Ba Lan và Vác-sa-va. Các thống kê này không có những người nhập cảnh Ba Lan bằng visa (vào năm 2018 cấp ra 22), và trước hết là những người ở đây bất hợp pháp.

Các nguồn Việt Nam và Ba Lan chỉ cho các con số ước tính, theo chúng toàn bộ cộng đồng Việt ở Ba Lan có thể có từ 25 đến tận 60 nghìn người. Theo nhà hoạt động tích cực và vận động về nhân quyền Tôn Vân Anh sống ở Ba Lan thì ở nước chúng ta có khoảng 30 nghìn người Việt. Theo số liệu của Bộ Gia đình, lao động và Chính sách xã hội của năm 2016 thì người Việt nhập cư chiếm một phần tư con số người nước ngoài đang ở Ba Lan.

Người Việt làm gì ở Vác-sa-va?

Những người nhập cư đến Vác-sa-va vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX chủ yếu làm việc buôn bán ở các chợ ví dụ như Sân Vận động mười năm hay sau đó ở Wólka Kosowska, cũng như trong các quán ăn– những người nhiều tuổi ở Vác-sa-va còn nhớ các quán thức ăn Việt đặt ở quảng trường Konstytucja vào những năm 90. Khi ấy có đến nửa dân số thủ đô ăn ở các quán ăn nhanh và quen thuộc ấy, kể cả cho tới tận bây giờ.

 

Kết quả hình ảnh cho có bao nhiêu người việt ở vác sa va ba lan

 

 

Người Việt bắt đầu được người Ba Lan nhận thức không chỉ là các sinh viên có năng lực và điềm tĩnh (như ở những năm 70), mà còn là các doanh nhân khôn khéo biết làm ăn.

Ví dụ tốt nhất cho thấy người Việt biết tận dụng thế nào trong thực tế Ba Lan là Tao Ngoc Tu, hiện là doanh nhân, trước đây là sinh viên của ĐHBK Gdańsk, người đã đến Ba Lan vào các năm 80 trong khuôn khổ trao đổi sinh viên. Vào năm 1990 đã lập ra hãng Tan-Viet, hiện là một trong các nhà nhập khẩu và phân phối lớn nhất hàng châu Á ở Ba Lan. Chính Tan-Viet là chủ nhân của thương hiệu TaoTao, cũng như món súp phổ biến VIFON. Sau hai mươi năm từ khi lập hãng Tao Ngoc Tu hiện có tài sản trị giá 170 triệu zł và lọt vào danh sách những người Ba Lan giầu nhất.

Hiện người Việt làm trong các ngành nào? Theo các số liệu của Bộ Gia đình, lao động và Chính sách xã hội vào nửa sau của năm 2018 trong số những người Việt nhập cư sống ở vùng Mazowsze đa số có hai nghề chính, đó là các nhân viên dịch vụ và bán hàng hay công nhân công nghiệp hoặc thủ công. Tiếp theo là các kỹ thuật viên, nhân viên cỡ trung, nhân viên làm các việc đơn giản, nhân viên văn phòng, các chuyên gia và các nhà tin học.

Các câu lạc bộ, trang mạng, báo chí riêng

Ở Vác-sa-va người Việt có các tổ chức xã hội và văn hóa của mình, thỉnh thoảng họ tổ chức các sự kiện khác nhau quảng bá văn hóa Việt. Họ có các trang mạng (ví dụ như danchimviet.info), hay xuất bản cả báo riêng, lớn nhất là tờ “Que Viet”. Họ đăng các thông tin trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan, các tin từ Việt Nam, cũng như các quảng cáo nhà hàng, phòng khám bệnh và nơi làm đẹp, đầu tư và dạy tiếng. Tờ báo này có thể mua ở Wólka Kosowska- một làng nhỏ ở ngoại ô Vác-sa-va, nơi mà (theo các con số chính thức) có hơn 700 người Việt đang sống.

Liên hoan văn hóa Việt Nam ở Vác-sa-va

Ở thủ đô có vài hội tụ tập cộng đồng Việt. Lớn nhất là tổ chức “Đoàn kết và Hữu nghi” thành lập năm 1999. Tổ chức này hoạt động cùng với Đại sứ quán Việt Nam tổ chức hoạt động văn hóa và xã hội, tham gia vào các hoạt động từ thiện, cũng như giúp các đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn. Có vài nghìn người tham gia vào tổ chức này.

 

Kết quả hình ảnh cho người việt Vác-sa-va

 

 

Giới tinh hoa (elita) của người Việt tại Ba Lan tập trung trong Hiệp hội Xã hội-Văn hóa Việt Nam (Towarzystwo Społeczno-Kulturalnym Wietnamczyków w Polsce), do các cựu sinh viên các trường đại học Ba Lan lập ra. Hiện nó có khoảng 200 thành viên, họ làm các việc duy trì văn hóa Việt, quảng bá nó trong số người Ba Lan và đại diện cho cộng đồng Việt.

Ở Ba Lan cũng có các tổ chức tôn giáo Việt hoạt động, ví dụ như Cộng đồng giáo dân Việt Nam (Wspólnota Katolików Wietnamskich) thành lập vào những năm 90 hay nhóm Nhân chứng Giê-hô-va (grupa Świadków Jehowy) người Việt.

Người Việt có coi Vác-sa-va như nhà mình không?

Có lẽ người Việt đã gắn rễ chặt với Vác-sa-va. Hiện họ đã không còn được coi như xa lạ mà đã là một phần của xã hội Ba Lan. Những người trẻ tuổi Việt nam đã gặt hái các thành công và được nhận biết ở đây. Mới đây trong chương trình Masterchef chúng ta có thể thấy cô Ola Nguyen, người đến Ba Lan cùng gia đình vào năm 2004 (khi lên 7). Một ngôi sao khác người Việt ở Vác-sa-va là nhà tạo mẫu trẻ Lana Nguyen, người trong các bộ sưu tập của mình đã kết nối văn hóa Việt và Châu Âu.

(QV dịch từ báo Ba Lan)

QV (Nguồn: http://warszawa.naszemiasto.pl/artykul/warszawscy-wietnamczycy-co-wiemy-o-najbardziej-tajemniczej,5050697,art,t,id,tm.html)
Nguồn: Queviet.eu