Những loại thuế “kì cục kẹo” nhất trên thế giới
Không có thuế thì không thể có một nền kinh tế hoạt động bình thường. Trên thế giới đang phổ biến rất nhiều kiểu thuế khác nhau, tuy nhiên, không phải loại thuế nào cũng có lí.
1. Thuế bóng râm
Năm 1993, chính quyền ở thành phố Venice (Italia) đã áp thuế bóng râm đối với chủ nhân của các cửa hàng, quán cà phê và các bất động sản đang được sử dụng vào mục đích thương mại mà cái bóng của những công trình này đổ xuống mặt đất đô thị.
Một số doanh nhân đã cho loại thuế như thế là vô căn cứ nên đã tháo bỏ các loại mái hiên thòi ra từ mái nhà của mình. Những chủ doanh nghiệp đồng ý trả thuế bóng râm đã buộc phải chi tiền không chỉ trong ngày nắng mà cả trong ngày ảm đạm, khi không có ánh mặt trời làm nhà của họ đổ bóng xuống đường phố.
Không rõ trong tương lai chính quyền Venice có nghĩ ra loại thuế bóng râm đánh vào con người tùy theo chiều cao của họ hay không?
2. Thuế xăm mình
Từ năm 2005, bang Arkansas (Mĩ) bắt đầu áp dụng mức thuế 6% cho dịch vụ xăm mình hay xỏ khuyên trên các bộ phân cơ thể. Cạo trọc đầu cũng bị tính thuế theo luật này, vì vậy không có tóc cũng khiến người dân ở bang này tốn kém hơn rất nhiều.
3. Thuế mũ
Thuế mũ được ban hành vào năm 1784 để kiếm tiền từ những người giàu và có địa vị. Theo luật những người mua mũ phải nộp 2 shillings (0,02 USD) tiền thuế mũ. Trốn thuế là một hành vi phạm tội và bị trừng phạt thậm chí bị kết án tử hình.
4. Thuế nuôi chó
Cả Hà Lan và Đức đều đánh thuế nuôi chó. Mức thuế không hề rẻ, và càng nuôi nhiều chó, người dân càng phải chịu mức thuế cao hơn: Một người sống ở thành phố The Hague (Hà Lan) sẽ phải trả 111 Euro (127 USD) cho chú cún đầu tiên, và 287 Euro (328 USD) cho chú thứ 2.
5. Thuế chơi bài
Vào thời kì Trung cổ, chơi bài là hoạt động phổ biến của người dân tại Anh. Các vị vua đã nhận ra đây là cơ hội tốt để bóc lột người dân. Và thuế chơi bài đã được ban hành. Vua James I cho in những tấm thể có in hình quân Át cơ hoặc Át bích để phát cho những người đã nộp thuế. Những người trốn thuế có thể bị bỏ tù.
Loại thuế này được duy trì cho đến tận tháng 8/1960, khi chính phủ Anh quy định các sòng bạc sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản thuế thay cho người chơi bài.
6. Thuế béo phì
Theo luật Metabo ở Nhật Bản, béo phì là phạm pháp. Người dân ở đây phải giữ vòng eo ở dưới một mức nhất định (85 cm cho nam giới và gần 90 cm cho nữ giới). Các công ty và chính quyền địa phương bắt buộc phải đo vòng eo của nhân viên hoặc người dân trong độ tuổi từ 40 đến 74. Nếu không, những thành phố này sẽ phải chịu mức phạt cực kì nặng, có trường hợp lên đến 19 triệu USD.
7. Thuế hòa bình
Mặc dù trong thực tế thì trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Guinea không hề diễn ra một hoạt động quân sự nào, nhưng những người dân ở đất nước nghèo khó vào hạng nhất thế giới này vẫn phải nộp thuế hàng năm cho tình trạng hòa bình mà họ được hưởng.
Mỗi năm, mỗi một công dân Guinea phải nộp vào ngân sách quốc gia một khoản tiền không nhỏ so với tổng thu nhập của họ dưới cái tên là thuế hòa bình: 17 euro!
Hóa ra không phải ở đâu được sống dưới bầu trời hòa bình cũng là quyền nghiễm nhiên của các công dân.
8. Thuế “xì hơi”
Năm 2003, Chính phủ New Zealand đã ban hành loại thuế “xì hơi”, một trong những nỗ lực nhằm thực hiện Nghị định thư Kyoto về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Và đối tượng bị áp dụng loại thuế này là các trang trại chăn nuôi – được coi là phát thải 50% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tại đất nước này mỗi năm. Loại thuế này đã vấp phải sự phản đối của những người người nông dân và cuối cùng Chính phủ đã phải bãi bỏ loại thuế vô lí này.
9. Thuế việt quất
Theo chính quyền bang Maine (Mĩ), việc thu hoạch và kinh doanh trái việt quất dại là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của bang, do đó cần thiết phải bảo vệ chúng bằng cách đánh thuế. Bang này sản xuất 99% sản lượng việt quất ở Mĩ.
Nếu không có thuế, trái việt quất quý giá của bang Maine có thể sẽ bị thu hoạch quá mức. Bang này ra mức thuế 1,5 cent đối với mỗi pound việt quất để loài cây này được phát triển.
Ngoài ra, thuế dùng để lập quỹ nghiên cứu nhằm làm tăng tính cạnh tranh của bang Maine so với các tỉnh, bang khác ở Canada cũng sản xuất loại quả này.
10. Thuế nắng
Kể từ đầu những năm 2000, tất cả các khách du lịch đến quần đảo Balearic đã phải trả cái gọi là “thuế thụ hưởng ánh nắng mặt trời”. Trong hoàn cảnh đó, tất cả các du khách dừng chân ở Ibiza, Menorca, Mallorca và khu nghỉ dưỡng khác trên quần đảo này, mỗi ngày phải trả 1 euro cho việc ở đó.
Những khoản tiền thu được từ thuế nắng được chính quyền địa phương đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng dành cho khách du lịch: thí dụ dọn sạch bãi biển và khôi phục lại môi trường sinh thái cũ…
Tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay đang tồn tại những loại thuế mà bất cứ một người bình thường nào cũng phải lắc đầu nguầy nguậy khi biết về chúng… Ở nhiều nước, những cuộc tranh luận tại nghị viện xung quanh việc áp đặt những loại thuế mới bất bình thường vẫn đang được thường xuyên tiến hành để cho kịp với các trào lưu mới xuất hiện trong cuộc sống. Liệu cơm gắp mắm, tùy theo tình hình cụ thể mà chính quyền có thể nghĩ ra các trò đánh vào “hầu bao” các công dân để kích thích những gì tích cực phát triển và hạn chế những gì tuy không bất hợp pháp nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực tới thuần phong mĩ tục…
Theo Bestie