Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi đi tìm việc làm ở Nhật Bản.

Đi làm thêm là một trong những điều mà hầu hết lưu học sinh sẽ trải qua. Đơn giản vì, học phí và sinh hoạt phí của Nhật Bản vốn rất đắt đỏ. Việc lưu học sinh Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây, khiến sự quan tâm tới việc tìm việc làm thêm càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được việc làm thêm? Đó dường như là câu hỏi mà chỉ những bậc “tiền bối” mới biết câu trả lời. Và mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân như sau.

 

 

Trước hết, bạn hãy nhớ kỹ 3 nguyên tắc đi làm thêm dành cho du học sinh:

a. Làm thêm đối với lưu học sinh chỉ được giới hạn trong 28 tiếng/ tuần theo nguyên tắc.

b. Không làm thêm tại các nơi bị cấm theo luật, không làm thêm tại các nơi có hoạt động đồi trụy như mại dâm, đánh bạc, không làm host (trai bao, gái bao), không tham gia các băng nhóm xã hội đen, bảo kê….

c. Du học sinh, nhiệm vụ là học tập, nên tránh để công việc làm thêm ảnh hưởng tới việc học tập.

Một chú ý quan trọng: Bạn bắt buộc phải xin giấy phép đi làm thêm tại sở nhập cảnh trước khi đi xin việc.

A. Nếu xét về trình độ tiếng Nhật:

1. Từ N1 trở lên (Business Japanese) : Bạn có thể tìm được công việc phiên dịch cho tu nghiệp sinh, kỹ sư Việt Nam, hoặc xin làm vào các công ty có dự án tại Việt Nam.

 

Kết quả hình ảnh cho phiên dịch ở nhật

 

 

Nguồn công việc:

a. Quan hệ

b. Trên Facebook, mạng lưới người Việt Nam

c. Các cổng thông tin giới thiệu việc làm trên Internet.

Mức lương thường thấy: 2000 yên/ hour hoặc 10.000 yên/ ngày. (2000 yên x 214= 428.000VND, 10.000 yên = 2.140.000VND)

Thông tin thường có vào khoảng tháng 2~4 và tháng 9~11.

2. Từ N2 đến N1: Nên đi làm ở các quán ăn, quán nhậu, các quán hệ thống, các cửa hàng Conbini.

 

Kết quả hình ảnh cho làm thêm ở quán ở nhât

 

Các công việc này chỉ đòi hỏi trình tiếng Nhật không quá cao, nhưng đòi hỏi bạn có kinh nghiệm sống tại Nhật Bản từ nửa năm trở lên. Vì lúc này bạn sẽ phải giao tiếp với khách hàng – người Nhật Bản.

Nguồn công việc:

a. Tìm tại các tạp chí giới thiệu việc làm thêm.

Mức lương thường thấy: 800 yên ~ 1000 yên.

Ví dụ: Townwork (được phát miễn phí tại nhà ga, siêu thị…)

Hoặc xem trực tiếp trên Internet: http://townwork.net/?vos=evpatwn3000x0010719

b. Quan hệ: Các “tiền bối” – tức là các sempai trường tiếng Nhật, những người quen biết có khả năng tin cậy cao. Tất nhiên, mình không ủng hộ việc lấy tiền giới thiệu, tuy nhiên, nên đối xử với người giới thiệu việc cho bạn một cách lịch sự. Vì, nếu đã quyết định giới thiệu bạn, giống như việc người khác đem danh dự của người ta trao 1 phần cho bạn vậy.

Tại các tấm bảng chỉ dẫn tìm người của quán:
Ví dụ:

Tất nhiên, bạn cần xác nhận thông tin việc làm ghi trên tấm bảng tìm người của quán để xem có phù hợp với 3 nguyên tắc đã nêu ở trên đầu hay không.

Xét theo độ khó của việc tìm được việc làm thêm, Quan hệ giúp bạn dễ tìm được việc làm nhất, sau đó đến Tìm việc qua các tạp chí và các bảng tìm người làm. Tuy nhiên, tại một số nơi như các quán ăn Việt Nam có quy mô vừa và khá, viêc tìm đến quán trực tiếp có thể giúp bạn có được việc một cách dễ dàng hơn.

3. Tiếng Nhật của bạn từ N3 đến dưới N2:

Lời khuyên cho bạn là bạn nên học tiếng Nhật cho cứng cáp. Nếu bạn thực sự khó khăn, bạn có thể tìm đến các công việc lao động chân tay thuần túy như : Phát báo, Chuyển đồ,…

 

Kết quả hình ảnh cho phát báo chuyển đồ ở nhật

 

 

Các công việc này đòi hỏi sức khỏe khá lớn và rất dễ ảnh hưởng tới việc học tập của bạn.

4. Nếu tiếng Nhật của bạn dưới N3:

Tốt nhất bạn chưa nên đi làm thêm. Việc không biết hoặc chỉ sử dụng ở mức sơ đẳng khiến bạn rất khó tìm được việc làm, và khiến bạn dễ bị lừa đảo nếu quá tin cậy những nơi giới thiệu việc làm mờ ám.

Cuộc sống du học sinh không phải là dễ dàng, mình khuyến khích các bạn học tiếng Nhật cứng ít nhất 6 tháng tại Nhật Bản trước khi đi làm thêm.