NHỮNG LÝ DO NGƯỜI VIỆT THÍCH SỐNG Ở PHÁP
Cuộc sống của người Việt ở Châu Âu có phần khác nhiều so với cuộc sống của người Việt ở Hoa Kỳ. Về lịch sử, người Việt có mối gắn bó với người Pháp từ lâu. Vào những năm 1950, có một số sinh viên người Việt sang Pháp học. Sau đó họ ở lại sống và làm việc, khá thành đạt ở bên đó. Họ hòa nhập rất tốt với cuộc sống bản địa.
Ở Pháp hay Đức, người Việt (cũng như những dân tộc khác đến di dân) sống phân bổ rải rác, không có một cộng đồng rõ rệt như ở Mỹ. Thật ra họ cũng có những khu buôn bán của người Việt, nhưng những dịch vụ còn khá là hạn chế, xoay quanh trong các dịch vụ nhà hàng, siêu thị thức ăn, hay bán vé máy bay.
Cách chính phủ Pháp quản lý người nhập cư là khuyến khích họ sống hòa đồng với dân bản địa. Như vậy, về lâu dài thì người di dân sẽ thực sự hòa nhập với lối sống của địa phương nơi họ sinh sống.
Dường như lịch sử hơn tám mươi năm thuộc địa của quá khứ và bốn mươi năm hữu nghị Việt – Pháp của hiện tại đã hình thành nên trong tâm trí nhiều thế hệ người Việt cũng như người Pháp sợi dây liên kết vô hình này
Autovina thăm Châu âu hè 2013. Ảnh Colourofviet.
Cộng đồng người Việt lớn mạnh. Ở các thành phố Đại học lớn như Paris, Toulouse, Bordeaux, Lyon, Marseille luôn có các chương trình giao lưu của Hội Sinh Viên Việt Nam vào những dịp lễ tết. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp đồng hương nói tiếng Việt ở các khu phố châu Á (Quận 13 ở Paris), tại các nhà hàng Việt hay các khu chợ châu Á. Nhờ tinh thần hòa nhập văn hóa của người Việt cũng giúp để lại ấn tượng Việt Nam tích cực trong mắt dân Pháp.
Cơ hội việc làm: Từ năm 2012 sinh viên du học tại Pháp sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại Pháp, đây là một tin vui cho sinh viên quốc tế đang theo học tại Pháp.
Sinh viên quốc tế tốt nghiệp trình độ thạc sỹ hoặc hơn tại đây sẽ có cơ hội được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu những sinh viên này có được cơ hội việc làm, họ có thể nhận được “ giấy phép cư trú tạm thời” (Autorisation proviso ire de séjour), thường giấy phép này có thời hạn trong 6 tháng. Những sinh viên tốt nghiệp có giấy phép này sẽ được làm việc và trả lương theo các chế độ lao động của nước này. Nếu sinh viên có trình độ xuất sắc và được tuyển dụng bởi một công ty tại Pháp, họ có thể sẽ được cung cấp thẻ cư trú tạm thời như công nhân viên chức (salarié).
Lựa chọn làm hướng dẫn viên chuyên cũng rất thú vị. Ảnh Colourofviet.
Mức học phí và chi phí thấp : Chi phí học tập và sinh hoạt luôn là một vấn đề quan trọng đối với các bạn du học sinh. Trong khi một số nước có nền giáo dục pháp triển đang không ngừng tăng cao mức học phí, cộng thêm chi phí sinh hoạt đắt đỏ, Pháp luôn nỗ lực giảm thiểu các mức học phí cũng như chi phí trong quá trình học tậpcho các du học sinh. Thông thường học phí cho một năm học tập tại Pháp là 350 Euros cho bậc đại học và 400 Euros cho bậc cao học (học phí đã bao gồm bảo hiểm xã hội sinh viên). Một điều đáng hoan ngênh đó là mức học phí này được áp dụng đồng đều đối với cả sinh viên Pháp và các du học sinh. Đây là điều mà rất ít nước có thể làm được. Hơn nữa các bạn du học sinh còn có cơ hội nhận được học bổng của chính phủ pháp để có thể học tập miễn phí tại nước này. Và mỗi năm có khoảng 20.000 suất học bổng du học và thực tập được chính phủ Pháp đưa ra.
Hương CVC