Những người bán nhà sang Canada xúc tuyết để đổi lấy tương lai cho con : Nước mắt nhiều lăn, chưa kịp thấy ấm đã thấy lạnh
Không ít cha mẹ cân nhắc chuyện định cư ở nước ngoài vì tương lai của con. Nhưng quyết định bỏ sự nghiệp cũng như tất cả mối quan hệ đang có để ra đi là quyết định không dễ dàng.
Không phải lúc nào cỏ bên kia đồi cũng xanh hơn
“Có người mẹ trẻ quyết định dừng vai trò doanh nhân nhỏ nơi quê nhà. Bán xới nhà, cửa tiệm… mua cuộc hôn nhân với người quốc tịch Canada. Sau hai năm loay hoay, cô đưa được con sang đất Canada. Mùa đông ở một tiểu bang lạnh 170F, mỗi sáng, cô cũng chụp những bức ảnh tuyết trắng xóa trước nhà. Bạn bè cô ở Việt Nam cảm thán, khen ngợi, ước ao. Cô mỉm cười rồi bước ra khỏi căn phòng mười mấy mét vuông ở thuê nhắc hai con mặc thêm áo ấm. Cô đeo găng hì hục xúc tuyết. ɴước мắт nhiều lần lăn, chưa kịp thấy ấm đã giá lạnh thêm. Đôi tay buốt cóng, mỏi mệt ấy sau khi lái xe đưa con đến trường với cách lái vẫn còn xa lạ, e sợ, dè dặt.
Xong phần hai đứa nhỏ, cô lại tiếp tục đeo bao tay lau dọn nhà cửa, chăm sóc người già, bệnh nói cùng tiếng nói với cô với đồng lương mà lẽ ra nếu có quốc tịch và bằng cấp họ sẽ phải trả cho cô cao hơn gấp chục lần. Cô dần lặng lẽ hơn trên mạng xã hội, người ta cũng quên cô chừng như vội… Ngày xưa, thuyền nhân quăng thân lên thuyền chòng chành sóng dữ, đánh đổi vận mạng tìm vùng đất mới. Ngày nay, thời bình, cũng vạn người lên máy bay, êm ái, yên ả đặt chân lên xứ người để khởi đầu một cuộc sống đầy bão lòng. Bỏ lại tất thảy nơi đất mẹ để tị nạn trăm ngàn điều riêng mỗi người tự có. Có kẻ tìm thấy đất lành khi chọn đời thiên di. Có người muôn năm vẫn chòng chành tự nhủ, dẫu gì cũng đỡ hơn cái này, cái nọ ở quê hương để an ủi mình. Xưa thuyền nhân ra đi là thà chết. Nay người lên máy bay quay đi cùng lắm là khổ. Người người vẫn ra đi để đổi màu hộ chiếu. Đi để đổi tương lai thế hệ mình rứt ruột sinh ra trên đất mẹ…”.
Đây là tâm sự của người mẹ chia sẻ trên Facebook,. Có thể thấy rằng, quyết định đi vì tương lai của con ngày càng phổ biến, trước những khủng hoảng về giáo dục, môi trường cũng như tình trạng thực phẩm bẩn không có hồi kết?
Có rất nhiều người quyết định sang nước ngoài để định cư. Có người được người thân bảo lãnh, có người đi theo dạng đầu tư nước ngoài, cũng có người tìm mọi cách để ra nước ngoài cùng con. Họ quyết định đi để con có môi trường giáo dục tốt, có thức ăn sạch và không khí trong lành hơn.Tuy nhiên, chúng ta nên nghĩ chất lượng cuộc sống cho cả gia đình là rất quan trọng. Gia đình bạn tôi ở Thụy Sĩ, nên tôi có cơ hội gặp nhiều gia đình người Việt ở đây, không ít trong số đó gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể hòa nhập được cả về ngôn ngữ lẫn văn hóa, dù điều kiện tài chính rất tốt. Có một người mẹ phải bỏ con lại cho chồng ở Thụy Sĩ để trở về Việt Nam chữa bệnh tr.ầm cảm…
Ngoài ra, về chuyện đi hay ở, chúng ta không có một câu trả lời chung nào đúng cả cho mọi người. Những thông tin đưa ra chỉ dựa trên kinh nghiệm và suy nghĩ chủ quan . Còn đi hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh đặc biệt của họ. Đa số người quyết định đi vì họ bị hấp dẫn bởi hình ảnh hào nhoáng bên ngoài của một quốc gia, như Mỹ chẳng hạn. Họ đi du lịch vài ngày thấy Mỹ là một đất nước văn minh, hiện đại, chưa kể các công ty tư vấn lại thường vẽ ra cuộc sống trong mơ ở Mỹ. Nhưng thực tế, cuộc sống lại không hoàn hảo như khi bạn chỉ “cỡi ngựa xem hoa”. Chẳng hạn như bạn biết rằng ở Mỹ, sức khỏe người dân được đảm bảo bởi an sinh xã hội, nhưng thí dụ bệnh nhân muốn hẹn gặp bác sĩ rất khó, không dễ dàng như ở Việt Nam, đó là chưa kể đến một số bất cập khác về mặt xã hội mà có ở mới biết chứ không toàn màu hồng.
Bạn ra đi vì quyết định do tác động của điều kiện kinh tế – xã hội. Trước đây, đời sống trong nước quá khó khăn, chúng ta chỉ có một ý nghĩ là đi để đổi đời. Nhưng nay, hầu hết các gia đình muốn cùng con đi nước ngoài đều có điều kiện tương đối, nên họ lên kế hoạch chu đáo hơn. Hơn nữa, khi thu nhập tốt hơn và mức sống ngày càng cao hơn, thì cha mẹ muốn con có điều kiện giáo dục tốt, tương lai xán lạn hơn là điều dễ hiểu. Cần phải lắng nghe xem những người đã sống từ 3-5 năm ở nước ngoài, họ có còn muốn quay trở về hay không? Tâm lý chung thường giai đoạn đầu (khoảng 3 đến 12 tháng) ra sống ở nước ngoài, tâm trạng khá phấn khởi, vì mọi thứ xung quanh đều mới lạ và thú vị. Thời gian sau đó, tâm trạng của họ bắt đầu trầm xuống, lo lắng khi phải đối mặt với thực tế ở môi trường mới, công việc làm, tài chính gia đình, liên hệ gia đình, bạn bè… Giai đoạn trải nghiệm thực tế. Sau 3 năm hoặc hơn, họ sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, dù khó khăn vẫn còn nhưng họ bắt đầu chấp nhận và thích nghi.
Những người muốn trở về lại Việt Nam tỷ lệ không nhiều, khoảng dưới 30%. Trong khi trẻ con bắt nhịp cuộc sống và hội nhập vào xã hội mới nhanh và tự nhiên hơn. Người càng lớn tuổi càng khó hội nhập. Tuy nhiên, tâm lý hội nhập dễ dàng hay không còn tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ và tiếp cận văn hóa, tuổi tác, liên hệ gia đình, thân nhân…
Đôi khi, cha mẹ quyết định ở lại không phải vì họ đã thích nghi, mà vì tâm lý không muốn thất bại trở về. Mặt khác, họ quyết định đi vì con thì họ sẽ cố gắng vượt qua mọi gian khổ, để được ở bên con, giúp con yên tâm học hành. Một nét văn hóa gia đình quen thuộc ở Việt Nam là cha mẹ hy sinh tất cả vì con. Thêm vào đó, không ít người Việt Nam cảm thấy mặc cảm về nguồn gốc xuất thân của mình. Vì cứ chất chứa nỗi mặc cảm ấy, nên họ không thấy được rằng, Việt Nam đang có điều kiện sống tốt.