Những người đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 mới ở Mỹ

Đã có bốn người trong tổng số 45 tình nguyện viên tại Mỹ đã được tiêm mũi đầu tiên của một loại vaccine thử nghiệm phòng ngừa Covid-19 chủng mới trong hôm 16/3/2020.

 

 

Jennifer Haller (trái) là một trong 45 tình nguyện viên tham gia giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu tính an toàn của loại vaccine tiềm năng, diễn ra tại Viện nghiên cứu Kaiser Permanente ở Seatte, bang Washington. “Tất cả chúng tôi đều cảm thấy vô dụng. Đây là cơ hội tuyệt vời để tôi làm gì đó”, chị Haller, 43 tuổi, Giám đốc vận hành một công ty công nghệ ở Seattle, nói với AP trước khi được tiêm.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 1 1000_2020_03_17T054931.606.jpeg

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 2 1000_2020_03_17T054936.699.jpeg

Ba tình nguyện viên khác cùng với chị Haller đã trở thành những người đầu tiên thử nghiệm loại vaccine, tên mã là mRNA-1273, do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và công ty công nghệ sinh học Moderna ở bang Massachusetts phối hợp nghiên cứu điều chế.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 3 1000_2020_03_17T054941.004.jpeg

Việc thử nghiệm vaccine diễn ra 65 ngày sau khi các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ dữ liệu về bộ gene của chủng Covid-19 mới, tác nhân gây nên bệnh Covid-19. Theo ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm thuộc NIH, đây là kỷ lục về thời gian điều chế vaccine để thử nghiệm.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 4 1000_2020_03_17T054945.367.jpeg

 

Tổng cộng 45 tình nguyện viên sẽ được tiêm hai mũi, cách nhau một tháng. Nếu chứng tỏ được tính an toàn, vaccine có thể được sử dụng đại trà trong vòng 12-18 tháng nữa, theo ông Fauci.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 5 1000_2020_03_17T054949.534.jpeg

Đây không phải là vaccine tiềm năng duy nhất đang được nghiên cứu. Hàng chục nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới đang chạy đua để tạo ra loại vaccine ngăn ngừa bệnh Covid-19. Một loại vaccine do công ty Inovio Pharmaceuticals điều chế dự kiến bắt đầu quá trình nghiên cứu tính an toàn vào tháng tới tại cả Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 6 1000_2020_03_17T054953.835.jpeg

 

Việc thử nghiệm ở Seattle diễn ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch vì sự lây lan nhanh chóng trên toàn cầu của virus. Đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 169.000 ca nhiễm với hơn 6.500 người đã qua đời.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 7 1000_2020_03_17T055000.601.jpeg

 

Các tình nguyện viên, tuổi từ 18-55, sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh do vaccine không chứa bản thân chủng virus. Tuy nhiên, một số người sẽ được tiêm liều cao hơn những người khác để kiểm tra mức độ của phản ứng miễn dịch mà cơ thể tạo ra.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 8 1000_2020_03_17T055005.502.jpeg

 

“Chúng tôi không biết liệu loại vaccine này có tạo ra được phản ứng miễn dịch hay không, cũng như có an toàn hay không. Đó là lý do chúng tôi thử nghiệm”, Lisa Jackson, trưởng nhóm thử nghiệm vaccine tại Kaiser Permanente, nói.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 9 1000_2020_03_17T055009.928.jpeg

 

Bắt đầu những gì được xem là thử nghiệm “lần đầu trên người” là việc có ý nghĩa hệ trọng trong giới khoa học, song bà Jackson nói không khí bao trùm nhóm của bà là “trầm lắng”. Họ đã chạy đua với thời gian để sẵn sàng cho việc thử nghiệm vaccine tại một nơi bị dịch bệnh ảnh hưởng sớm nhất và nặng nhất nước Mỹ.

Nhung nguoi dau tien thu nghiem vaccine ngua virus corona moi o My hinh anh 10 1000_2020_03_17T055019.883.jpeg

Tuy nhiên, “từ lúc thậm chí không biết virus đang ở ngoài kia… đến lúc có được vaccine” để thử nghiệm trong khoảng 2 tháng là việc chưa từng có tiền lệ, bà Jackson nói.

 

Tapchihoaky.com