Người nước ngoài muốn lưu trú tại Hàn Quốc , cần phải nắm rõ những điều này .
1. Khi nhập cảnh vào Hàn Quốc
Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Hàn Quốc thì phải có hộ chiếu còn hiệu lực và visa được cấp bởi bộ trưởng bộ tư pháp. Xác định thời hạn của hộ chiếu và visa để không phải chịu bất lợi khi xảy ra những tình huống như gia hạn thời gian cư trú. Hộ chiếu là giấy tờ bảo lãnh thân phận tại nước ngoài thay cho chứng minh thư nhân dân có ghi đầy đủ thân phận của người sở hữu như quốc tịch… nên bắt buộc phải mang theo bên mình.
2. Đăng ký người nước ngoài
Người nước ngoài muốn cư trú ở Hàn Quốc trên 90 ngày thì phải đăng ký người nước ngoài trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trong trường hợp khi nhập cảnh nếu trong visa của hộ chiếu có ghi thời hạn cư trú là 59 ngày thì phải đăng ký người nước ngoài và gia hạn thời gian cư trú trước khi thời hạn 59 ngày kể từ ngày nhập cảnh bị hết hạn. Trong thời hạn cư trú tại Hàn Quốc, trường hợp được cấp tư cách thường trú hoặc được nhận giấy phép thay đổi thì phải đăng ký người nước ngoài ngay khi được cấp giấy phép. Việc cấp và đăng ký người nước ngoài được thực hiện tại phòng quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền nơi cư trú.
Thủ tục cấp chứng minh thư (외국인 등록증): là giấy tờ tùy thân quan trọng nhất của bạn tại HQ, đăng kí tại cục quản lí xuất nhập cảnh khu vực bạn theo học. Trước khi đến bạn cần đặt lịch hẹn trên trang web của cục quản lí xuất nhập cảnh trước, có thể tự đặt lịch hoặc đến văn phòng trường nhờ đặt lịch giúp. Sau đó chuẩn bị các giấy tờ sau:
1/ Hộ chiếu.
2/ 3 ảnh 3,5×4,5cm.
3/ Giấy xác nhận đang theo học tại trường (재학증명서) – giấy này văn phòng trường sẽ cấp cho bạn.
4/ Giấy khám lao phổi (건강진단서(결핵) – nơi khám sẽ do văn phòng trường chỉ dẫn cho bạn/ phí khám sức khoẻ rất rẻ, chỉ tầm 1,500-2000 won).
5/ Phí đăng kí: 30.000 won.
6/ Giấy đăng kí (신청서) giấy này có sẵn tại cục quản lí xuất nhập cảnh.
Bạn nên có mặt trước giờ hẹn 15 phút để viết giấy đăng kí và ổn định chỗ chờ đến lượt. Thời gian nhận được chứng minh thư là khoảng 2 tuần kể từ ngày đăng kí (thời gian cụ thể có ghi trên giấy hẹn). Tuy nhiên thông thường sau khi nhập cảnh, các Trường sẽ hướng dẫn Du học sinh chi tiết vấn đề này.
* Lưu ý:
– Khi có chứng minh thư, bạn phải nhớ luôn mang theo bên mình đề phòng trường hợp cảnh sát “hỏi thăm” mà bạn không mang theo thì sẽ bị phạt tiền dù do bất cứ lí do gì.
– Ở Hàn Quốc khi xuất cảnh khỏi Hàn Quốc hay khi nhập quốc tịch Hàn Quốc, khi bị tử vong tại Hàn Quốc đều phải nộp lại thẻ đăng ký người nước ngoài (điện thoại 1345).
– Trong trường hợp có một sự thay đổi trong các chi tiết về trường, địa chỉ, tên, giới tính, ngày sinh và quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, thời gian có hiệu lực của thẻ, sự thay đổi tên trường và tên tổ chức trong visa du học D2, D4 (học tiếng) thì bạn phải thông báo những thay đổi này đến Văn phòng xuất nhập cảnh có thẩm quyền về nới cư trú trong vòng 14 ngày. Chỉ trừ trường hợp thay đổi địa chỉ thì du học sinh có thể đến cơ quan thường trú mới để thông báo.
3. Cấp lại thẻ người nước ngoài
– Lý do cấp:
+ Khi thẻ bị mất
+ Khi thẻ đã quá cũ không còn dùng được nữa
+ Trên thẻ thiếu chi tiết cần thiết
+ Khi phải thay đổi những chi tiết trên thẻ
– Kỳ hạn: Phải đăng kí trong vòng 14 ngày kể từ ngày phát sinh lí do cấp lại thẻ.
– Hồ sơ cần thiết: Giấy đăng kí xin cấp lại thẻ chứng minh người nước ngoài, ảnh thẻ (3×4), thẻ người nước ngoài (khi không còn dùng được, khi thiếu những chi tiết cần thiết, khi nhận được thông báo thay đổi), phí xin cấp.
4. Gia hạn thời gian thường trú
– Đối với người nước ngoài khi quá hạn cư trú và muốn tiếp tục cư trú tại Hàn Quốc thì phải xin gia hạn thời hạn cư trú. Trường hợp đăng ký xin gia hạn sau khi đã quá thời hạn cư trú thì sẽ phải nộp phạt.
– Nộp đơn xin gia hạn thời hạn cư trú ngay cận với ngày hết hạn thời hạn cư trú. Tuy nhiên nếu đăng ký quá muộn và sau đó không được cấp phép gia hạn trong thời hạn cư trú cuối cùng thì sẽ bị coi là cư tru bất hợp pháp do đó nên đăng ký gia hạn sớm.
– Việc đăng ký xin gia hạn cư trú được thực hiện tại phòng quản lý xuất nhập cảnh hay trụ sở đặt tại nơi cư trú.
5. Nhập cảnh lại
– Sinh viên trong thời hạn lưu trú muốn xuất cảnh rồi tái nhập cảnh thì phải nộp những giấy tờ sau để cho phép nhập cảnh. Thời hạn dài nhất cho phép nhập cảnh theo visa đơn (nhập cảnh một lần) là một năm, visa kép (nhập cảnh 2 lần trở lên) là 2 năm.
– Hồ sơ: Đơn xin, hộ chiếu, thẻ người nước ngoài, 1 giấy chứng nhận đang theo học hoặc thư cố vấn của giáo sư.
– Học sinh tái nhập cảnh phải báo cáo tái nhập cảnh cho trường trong vòng 3 ngày kể từ sau khi nhập cảnh lại.
– Sinh viên từ Suriam, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Đức, Luxembourg, Bỉ, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Pháp, Phần Lan, và Chile có thể tái nhập cảnh trong thời gian thị thực của họ.
6. Thay đổi tư cách thường trú
– Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Hàn Quốc muốn ngừng hoạt động phù hợp với tư cách thường trú hiện tại để chuyển sang hoạt động phù hợp với tư cách thường trú khác thì phải xin cấp phép tại phòng quản lý xuất nhập cảnh có thầm quyền trước khi bắt đầu hoạt động phù hợp với tư cách thường trú khác.
– Trường hợp người nước ngoài với visa ngắn hạn ( C-2) dự định đầu tư vào Hàn Quốc ( D-8).
– Trường hợp sau khi hết hạn khóa học ngôn ngữ ( D-4) chuyển sang du học tại trường đại học Hàn Quốc ( D-2).
– Người có công đặc biệt.
– Người được hưởng chế độ lương hưu.
– Người nhập cư qua hôn nhân.
– Trường hợp đã cư trú trên 2 năm và vẫn đang tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân với vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc. Trường hợp vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc tử vong hoặc được tòa án thông báo là mất tích. Trường hợp người đã ly hôn hoặc đang ly thân với chồng/ vợ là người Hàn Quốc mà có thể chứng minh được lỗi liên quan không phải do người nhập cư qua hôn nhân. Trường hợp người di cư đang nuôi dưỡng con vị thành niên từng hôn nhân với chồng hoặc vợ là người Hàn Quốc bất kể lý do ly hôn hay ly thân. Những trường hợp trên có thể nhận quyền nhập cư vĩnh viễn qua đăng ký cấp phép thay đổi tư cách thường trú.
7. Nhập quốc tịch
Những trường hợp dưới đây nếu đáp ứng đủ điều kiện phù hợp với từng tư cách thì có thể đăng ký xin nhập quốc tịch tại phòng quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền nơi cư trú.
– Người đã cư trú ở Hàn Quốc trên 5 năm.
– Người có bố hoặc mẹ đã từng là công dân của Hàn Quốc, hoặc người nước ngoài là con của bố mẹ sinh ra ở Hàn Quốc và cư trú tại Hàn Quốc từ 3 năm liên tiếp trở lên.
– Trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc và đã cư trú trên 2 năm liên tiếp ở Hàn Quốc.
– Người có bố hoặc mẹ là công dân Hàn Quốc.
– Trường hợp có bố hoặc mẹ là người đã được nhập quốc tịch thì con cũng có thể đăng ký xin nhập quốc tịch đặc biệt mà không bị xét nét về tuổi tác hay hôn nhân và cũng không yêu cầu về thời gian cư trú tại Hàn Quốc.
– Trường hợp người có công đặc biệt với Hàn Quốc.
– Trường hợp nhập cư qua hôn nhân
Trường hợp sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc và đăng ký người nước ngoài, cư trú hợp pháp từ 2 năm liên tiếp trở lên tại Hàn Quốc. Trường hợp thời gian kết hôn với người Hàn Quốc đã được trên 3 năm và đã cư trú tại Hàn Quốc trên 1 năm. Trường hợp chồng hoặc vợ người Hàn Quốc đã tử vong hoặc mất tích khi vẫn còn quan hệ hôn nhân hoặc vẫn còn địa chỉ tại Hàn Quốc từ 2 năm trở nên và đã không thể sinh hoạt đời sống hôn nhân bình thường mà không có lỗi của bản thân. Trường hợp người đang nuôi hoặc phải nuôi con vị thành niên là kết quả của cuộc hôn nhân với chồng/vợ là người Hàn Quốc. Tất cả những trường hợp trên đều có thể xin nhập quốc tịch Hàn Quốc.
Theo duhochanico.edu.vn