Nỗi lòng Việt Kiều : Mua giúp hàng chính hãng lại mang tiếng mua đắt hơn so với siêu thị Việt
Việt Kiều về nước tặng mấy thỏi son, mua ít bánh kẹo bị chê là hàng mua ngoài chợ, ngoài siêu thị . Ở Việt Nam mua đồ còn rẻ hơn mua đồ chính hãng sale ở nước ngoài. Hàng ở Việt Nam thật giả không biết đâu mà lần, mua hộ rồi lại mang tiếng là lấy đắt hơn.
” Tui mua cây son W&W bên Mỹ cũng phải 6.5 đô chưa thuế, mà về VN có 120.000 kêu hàng chính hãng, mascara mua hơn 10 đô, siêu thị Việt Nam bán 150.000 ”
“Mascara Maybelline Bigshotở Big C bán 130.000 VND bên này NZD22 = 330.000 VND”
“Mua lọ Cetaphil đã sale ở Bỉ là 21€ , ra hiệu thuốc mua 270.000 VND , hoang mang cực độ..”
“Thỏi son Black Rouge sale là 150k các chị em ở nhà bán 120.000 VND . Mua thỏi son sale hơn trăm ở nhà bán 120.000 VND. Nhập số lượng lớn cũng không đời nào cao như vậy ”
“Mua lọ nước hoa Dior ở bỉ giá 97.50€ mình thử đem lên fb hỏi bạn bè có ai mua không mình để lại đúng giá 2tr6. Ròi bạn bè vào hỏi đủ thứ xong rồi nó bảo nó mua hàng xách tay còn rẻ hơn giá của mày.”
GDP đầu người được đánh giá bằng mức thu nhập bình quân đầu người tại một đất nước. Tiền USD, tiền EU được tính gấp 23-27 lần tiền Việt Nam. Những mặt hàng giá siêu rẻ mang mác nhập ngoại tại Việt Nam vẫn bán tràn lan. Hàng xách tay giá cũng siêu rẻ, ngoài ra giá ở siêu thị hay cửa hàng còn rẻ hơn. Khi chưa kể chi phí về giá vận chuyển, giá kho bãi, bảo quản các kiểu mà vẫn được giá vẫn được siêu rẻ. Ra nước ngoài rồi mới biết hàng hóa Việt Nam thật đáng lo lắng.
Việt Kiều và nỗi sợ nhờ mua hàng chính hãng
Khổ nhọc và vất vả, niềm động viên lớn nhất của họ là nói chuyện với người thân qua cái màn hình nhỏ xíu. Mỗi dịp lễ tết, ai cũng mong ngóng về Việt Nam thăm gia đình. Thế nhưng, cứ về thì lại trăm bề lo lắng. Vé máy bay mỗi lần về cũng gần cả ngàn Euro (trên dưới 25 triệu đồng). Nhưng không dừng ở đó, đã về phải quà cáp, rồi tiền biếu x é n. Đây không phải là chuyện của riêng ai, mà là chuyện phổ biến của cộng đồng kiều bào . Rồi bạn bè nhờ mua hộ cái này, cái kia. Ôi Back Friday đấy, mua hộ cái này cái kia. Xách nặng hết cả vali hành lý rồi lại mang tiếng mua đắt hơn siêu thị.
Ngoài ra, còn vấn đề quà cáp càng khó khăn. Thời buổi này thì hầu hết ở Việt Nam cũng có hoặc có thể tra thông tin qua mạng internet. Tặng cho cái bếp từ, hay chai n ư ớ c h o a hiệu hay chai r ư ợ u n g o ạ i hàng trăm Euro hơn (hơn 3 triệu đồng) thì không đủ tiền; mà tặng cho hàng thường đôi ba chục Euro (khoảng trên dưới 1 triệu đồng), thì người ta “chê” ra mặt, hoặc đợi mình quay lưng là phán “Việt kiều rởm”. Có lần mua bánh kẹo mang về, chưa kịp mở lời thì người ở nhà bảo “mấy cái này ở ngoài siêu thị đầy”, làm người mua cũng chạnh lòng.
Việt Kiều cũng hiểu sự nhạy cảm của việc tặng quà khi mà họ hàng người thân khá đông, khó tránh khỏi việc bị trách móc. Ví dụ quần áo, bánh kẹo, mỹ phẩm… thì không nói làm gì, nhưng nhiều người vòi vĩnh cả điện thoại đắt tiền, vòi cả hàng hiệu. Nếu đủ thân quen và đủ tình cảm, việc tặng quà cho họ cũng bình thường, nhưng buồn cười ở chỗ là có những người không đủ thân thiết hoặc có khi cả nhiều năm không gặp, không thèm hỏi han nhau câu nào thì bỗng dưng xuất hiện để vòi quà một cách hết sức vô lý.
Những trường hợp như vậy, mình thường thẳng thắn từ chối luôn. Hoặc có những trường hợp bạn bè mình nhờ mua đồ, tải quà cáp cho họ hàng thì quá nhiều, vậy mà còn bị nói xấu, đắt hơn ngoài siêu thị, thật chẳng biết sao cho vừa lòng.
Đó là chưa kể về quê hương bạn bè đón tiếp. Người hiểu chuyện thì đã đành, không hiểu chuyện thì “ra quán là gọi x ả láng”, có chầu nhậu cả chục triệu rồi chuyển hóa đơn đến thẳng tay “Việt kiều” mà không hề nao núng. Người nào về nhẹ nhàng cũng tốn đôi ba ngàn Euro (cả trăm triệu), người nào đông người thân, thậm chí là họ hàng xa gần quanh năm không nghe tiếng, thì tốn cả chục ngàn Euro (vài trăm triệu đồng). Có gia đình về Việt Nam xong phải đôi ba năm, thậm chí hơn chục năm mới dám quay về lần nữa.
Có người thẳng thắng nói với tôi: “Về lần ấy, xong chúng tôi qua lại phải cày ngày cày đêm mới dành dụm lại được chút tiền, nên nhiều khi muốn về lắm nhưng về rồi sang thì trở thành tay trắng”. Chỉ mong sao người ở nhà cũng hiểu những khó khăn vật lộn của những đứa con xa quê, để cho sự trở về, sự đoàn tụ những toan tính, mệt mỏi, mà chỉ là những giây phút nồng ấm trên chặng đường nặng gánh mưu sinh của họ.