NSND Bảy Nam: “bà tổ” cải lương, mẹ ruột NSND Kim Cương, diễn vở “Lá Sầu Riêng” khó ai thay thế

NSND Bảy Nam tên thật Lê Thị Nam, sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Bà sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật – cha mẹ bà có chín người con thì có đến bảy người đã trở thành nghệ sĩ sân khấu.

NSND Bảy Nam: bà tổ cải lương, mẹ ruột NSND Kim Cương, diễn vở Lá Sầu Riêng khó ai thay thế - Hình 1

Được biết NSND Bảy Nam đi hát từ năm 14 t.uổi (khoảng năm 1926 – 1927), với nghệ danh cực kỳ chân chất: Bảy Nam. Suốt quá trình cống hiến cho nghề hát, bà đã lập nên vô số kỷ lục: Là nữ bầu gánh đầu tiên trong lịch sử cải lương (19 t.uổi đã lập gánh hát – gánh Nam Hưng); ữ tác giả kịch bản đầu tiên của Sài Gòn với vô số kịch bản: Nỗi đau lòng mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Gươm vàng m.áu đỏ, Điều Tam Xuân, Tiêu Anh Phụng, Phấn hậu cung…

Được biết, khi mới 19 t.uổi, cô Bảy Nam, nhờ vào nguồn tài chính của chồng (Sáu Ngọ), đã thành lập gánh hát đại ban Nam Hưng. Gánh hát đã quy tụ được nhiều nghệ sĩ hàng đầu lúc bấy giờ.

Không chỉ làm bầu gánh, nghệ sĩ Bảy Nam hàng đêm còn đóng vai chính cho những tuồng hát, và cùng các nghệ sĩ đi lưu diễn khắp nơi. Nghệ sĩ Bảy Nam nổi tiếng và được nhiều mến mộ qua nhiều vai diễn – kể cả vai nữ dịu dàng như vai Điêu Thuyền trong các tuồng Điêu Thuyền Hí Lữ Bố, Điêu Thuyền Bái Nguyệt…, bà đặc biệt còn thành công trong các vai nam oai phong lẫm liệt như Quan Công, Lữ Bố, hay các vai ông lão như Vương Tư Đồ, Lý Nhu.

NSND Bảy Nam: bà tổ cải lương, mẹ ruột NSND Kim Cương, diễn vở Lá Sầu Riêng khó ai thay thế - Hình 2

Không dừng lại ở tài nghệ diễn xuất và khả năng quán xuyến một gánh hát đại ban, nghệ sĩ Bảy Nam còn là nữ soạn giả cải lương đầu tiên của Việt Nam. Bà từng biên soạn những vở ăn khách như Gươm Vàng M.áu Đỏ, Lê Lợi Khởi Nghĩa, Nỗi Đau Lòng Mẹ, Người Đàn Bà Việt Nam, hay Tiêu Anh Phụng Loạn Trào.

Dù phát triển nhanh chóng nhưng gánh Nam Hưng của NSND Bảy Nam phải giải tán vào năm 1935. Theo tài liệu của soạn giả Nguyễn Phương, nguyên nhân của việc “tan vỡ” này là vì Cô Bảy Nam ôm đồm quá nhiều việc, nên khó tránh những sơ suất, thất thoát. Và gánh này được được sát nhập với gánh Phước Cương của người chị là Cô Năm Phỉ để trở thành gánh Đại Phước Cương.

Năm 1937, Cô Năm Phỉ ra đi và thành lập đoàn cải lương Năm Phỉ, sau khi chồng của cô – ông Nguyễn Ngọc Cương chính thức lấy người em gái là Cô Bảy Nam làm vợ. Được biết, nghệ sĩ Kim Cương là một trong 3 người con của hai ông bà.

NSND Bảy Nam: bà tổ cải lương, mẹ ruột NSND Kim Cương, diễn vở Lá Sầu Riêng khó ai thay thế - Hình 3

Khoảng cuối thập niên 1940, gánh Đại Phước Cương dần sa sút khi ông Nguyễn Ngọc Cương lâm trọng bệnh và qua đời. Chồng cô Nam mất trên đường lưu diễn, “tứ cố vô thân” vào lúc gánh hát sa sút, bà không có tiền an táng người thân, phải nhờ sự giúp đỡ của khán giả ái mộ cải lương tại địa phương.

Khoảng 6 năm sau khi người chồng thứ nhì – ông Nguyễn Ngọc Cương qua đời, bà bảy Nam đã nên duyên với soạn giả Duy Lân của đoàn hát Nam Phong. Bầu gánh Nam Phong là cô chín Bia – em ruột bà Bảy Nam, và đào chánh của gánh lúc bấy giờ là nghệ sĩ Kim Cương.

Nghệ sĩ Bảy Nam không những nổi tiếng trong lĩnh vực cải lương, mà còn được nhiều mến mộ trong lĩnh vực kịch nghệ, điện ảnh. Theo soạn giả Nguyễn Phương, NSND Bảy Nam là nữ nghệ sĩ đầu tiên ở Sài Gòn được công ty điện ảnh Intermundial mời đóng với các diễn viên như Daniel Gélin, Anne Méchard trong phim Mort en Fraude của đạo diễn Marcel Camus.

Và bà cũng từng góp mặt trong các bộ phim Việt Nam như Hoa Lục Bình, Ngọn Cỏ Gió Đùa, Về Nguồn, Một Thoáng Đam Mê…

Hai vở diễn thành công nhất trong sự nghiệp diễn xuất của bà, đó là vở ” Lá sầu riêng” và “Bông hồng cài áo”. Chỉ hai vở ấy thôi cũng đủ chứng minh tài năng tuyệt vời, làm rung động biết bao trái tim khán giả.

NSND Bảy Nam: bà tổ cải lương, mẹ ruột NSND Kim Cương, diễn vở Lá Sầu Riêng khó ai thay thế - Hình 4

Qua diễn xuất chân thật về người mẹ của NSND Bảy Nam ( NSND Kim Cương đóng vai con gái), “Lá sầu riêng” được xem là “gia bảo” của gia đình bà. Cho đến nay, dù ai diễn lại vở này cũng đều không thể vượt được cái bóng quá lớn của hai mẹ con NSND Bảy Nam để lại.

NSND Kim Cương từng chia sẻ: “Tôi nói thật là không ai diễn vai bà Tư hay bằng bà Bảy Nam. Thành công của vở diễn chính là tình cảm của hai mẹ con thực sự ngoài đời được mang lên sân khấu”.

Với NSND Kim Cương, NSND Bảy Nam không chỉ là mẹ mà còn là một người thầy, “bạn diễn” ăn ý trên sân khấu. NSND Kim Cương cho biết, ông ngoại của bà là một nhà nho nên rất thành kiến với nghệ sĩ. Sau khi cha mình qua đời, NSND Bảy Nam mới dám theo nghề hát, nhưng tiếp tục bị người cậu phản đối.

Chia sẻ với báo chí, NSND Kim Cương vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của cố NSND Bảy Nam: sân khấu không phải là một nghề mà là đạo, dạy cho con người sống tốt đẹp hơn. Người nghệ sĩ phải có sự hy sinh để làm cho nghề tốt đẹp, đừng làm ô uế nghề mà mình đang theo đuổi, đang nuôi sống mình, đừng làm xấu thế hệ trẻ.

NSND Bảy Nam: bà tổ cải lương, mẹ ruột NSND Kim Cương, diễn vở Lá Sầu Riêng khó ai thay thế - Hình 5

Nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam mất lúc 12 giờ 50 phút ngày 18.8. 2004, thọ 91 t.uổi. Cho đến nay, đã gần 20 năm kể từ khi bà giã biệt trần thế, tuy nhiên danh tiếng, tài năng của bà vẫn được hậu thế nhắc đến như một trong những “bà tổ” của cải lương Việt Nam.